Giao ban trực tuyến giữa Liên hiệp hữu nghị trung ương với Liên hiệp hữu nghị địa phương: Sôi động, thiết thực, hiệu quả

2025-01-17 18:43:36
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam mở rộng hợp tác vì hòa bình
Tình hình cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và hàm ý đối với đối ngoại nhân dân

Ngày 19/4, Lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương, kết nối với 52 điểm cầu địa phương. Hơn 500 đại biểu tham dự và hàng chục tham luận được trình bày thuộc 6 nhóm vấn đề trọng tâm ở nhiều lĩnh vực công tác và cơ chế, chính sách.

Hội nghị giao ban trực tuyến của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam với 52 Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh/thành phố (Ảnh: Đinh Hòa)

Tại hội nghị, các Liên hiệp địa phương đã được thông tin về kết quả, kế hoạch thực hiện trọng tâm công tác năm 2024; các giải pháp củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả hoạt động của hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.

Ý kiến phát biểu của đại diện lãnh đạo các Liên hiệp địa phương đánh giá cao việc tổ chức hội nghị trực tuyến, coi đây là kênh thông tin kịp thời những định hướng triển khai nhiệm vụ công tác đối ngoại nhân dân đến các địa phương, tạo sự thống nhất trong hệ thống. Hội nghị cũng là diễn đàn để các Liên hiệp địa phương thông tin tình hình thực tiễn tại địa phương đến lãnh đạo Liên hiệp Trung ương. Các đại biểu trao đổi, đóng góp ý kiến đối với 6 nhóm nội dung: tên gọi của hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; điều lệ, định hướng công tác, phối hợp trên - dưới, trong - ngoài; công tác đào tạo công chức, người lao động; công tác thi đua khen thưởng; phối hợp giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam với các bộ, ngành, cơ quan khác; thể chế hóa các văn bản, quy định của Đảng.

Sôi động, toàn diện và đa dạng ý kiến từ địa phương

Ông Lương Ngọc Bính, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Bình phát biểu tại điểm cầu Quảng Bình. (Ảnh: Đinh Hòa)

Ông Nguyễn Ngọc Bình, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng đề xuất Lãnh đạo VUFO tham mưu với Thủ tướng Chính phủ, trao đổi với bộ, ngành, địa phương sớm triển khai thể chế hóa Quyết định số 118-QĐ/TW ngày 22/8/2023 của Ban Bí thư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương.

Bà Trần Thị Kim Vân, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bình Dương cho rằng cần thống nhất, đồng bộ mô hình tổ chức, bộ máy, tên gọi, nhận diện của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; sớm có mẫu báo cáo thống nhất, quy định về cơ cấu thi đua khen thưởng.

Ông Đỗ Việt Hà, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh đặt vấn đề cần có sự thống nhất giữa Điều lệ (sửa đổi) của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và điều lệ của các Liên hiệp địa phương; bảo đảm chế độ cho cán bộ chuyên trách của Liên hiệp địa phương; xem xét chia cụm thi đua và cụm công tác theo tính chất, quy mô, mô hình của Liên hiệp địa phương; tăng cường đưa các sự kiện, hoạt động về địa phương...

Ông Nguyễn Thành Trí, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Nai đề xuất VUFO ký kết thỏa thuận hợp tác với một số bộ, ngành liên quan để tạo điều kiện cho các Liên hiệp địa phương hoạt động thuận lợi hơn. Các Hội trung ương tăng cường hướng dẫn, định hướng, hỗ trợ các Hội địa phương.

Ông Lê Xuân Hải, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại đầu cầu Đồng Tháp. (Ảnh: Đinh Hòa)

Theo ông Lê Xuân Hải, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Tháp cho rằng, để chủ trương thống nhất tổ chức bộ máy hoạt động của Liên hiệp Trung ương và địa phương thành công cần thống nhất số lượng biên chế, tổ chức bộ máy ở Liên hiệp địa phương. Liên hiệp Trung ương cần làm việc với bộ, ngành Trung ương có liên quan để đề xuất phân bổ biên chế về các tỉnh, thành. Bên cạnh đó, ông đề xuất Liên hiệp Trung ương phối hợp với các trường, học viện đào tạo dài hạn cho cán bộ Liên hiệp địa phương; nghiên cứu thành lập tổ/ban công tác phi chính phủ nước ngoài ở địa phương.

Phối hợp chặt chẽ, thống nhất và khoa học

Tại Hội nghị, ông Phan Anh Sơn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã giải đáp các ý kiến của lãnh đạo các Liên hiệp địa phương.

Ông Phan Anh Sơn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Đinh Hòa)

Đối với việc sửa đổi Điều lệ, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam sẽ lấy ý kiến của 52 Liên hiệp địa phương và trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII.

Đối với công tác đào tạo bồi dưỡng, dự kiến năm 2024 VUFO sẽ tổ chức hai đợt tập huấn. Ngoài nhóm đối tượng là lãnh đạo các Liên hiệp địa phương, sẽ tổ chức tập huấn cho các chuyên viên phụ trách/chuyên trách về công tác đối ngoại nhân dân ở các địa phương. Chương trình tập huấn, đào tạo có giáo trình với các chuyên đề phản ánh rõ nét hoạt động chuyên môn trong hệ thống Liên hiệp.

Về công tác thi đua khen thưởng, hiện Cơ quan thường trực đã hoàn thiện dự thảo quy chế thi đua, khen thưởng (sửa đổi), trong đó sẽ chia cụm thi đua, gồm cả hoạt động và thi đua với nhiều nội dung.

Đối với đề xuất ký kết thỏa thuận phối hợp công tác, ông Phan Anh Sơn cho biết, thời gian tới VUFO sẽ đẩy mạnh xây dựng dựng thỏa thuận với các đối tác nước ngoài. Đối với các bộ, ngành, cơ quan sẽ tăng cường họp, trao đổi, chia sẻ thông tin, cung cấp thông tin, mời tham gia các cơ chế họp... Với địa phương, khuyến khích tích cực phối hợp với các sở, ngành, qua đó tăng thêm uy tín của Liên hiệp địa phương.

Về việc thể chế hóa các văn bản, quy định của Đảng, hiện Quyết định 118-QĐ/TW ngày 22/8/2023 của Ban Bí thư đã có hiệu lực thi hành. Theo tinh thần chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại cuộc họp ngày 10/1/2024, từ nay đến ngày 30/6 Bộ Nội vụ sẽ trình ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP, trên cơ sở đó Ban Dân vận Trung ương sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Đối với việc thông tin định hướng công tác, từ năm 2024, Liên hiệp Trung ương sẽ có sự điều chỉnh, gửi định hướng công tác vào đầu tháng 7 để phục vụ công tác của Liên hiệp địa phương. Trong đó, ngoài nội dung định hướng chung, sẽ nêu một số định hướng chi tiết đối với một số địa bàn, khu vực và nước cụ thể. Liên hiệp Trung ương cũng sẽ tiếp tục tăng cường đưa các hoạt động của các tổ chức thành viên ở Trung ương xuống các địa phương.

Theo ông Phan Anh Sơn, dự kiến trong tháng 7/2024, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân tại Hà Nội. Đây là hội nghị được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để các tỉnh/thành ủy hỗ trợ tích cực hơn, tạo điều kiện cho 52 Liên hiệp địa phương.

Bên cạnh đó, Đảng đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc với Ban thường vụ các tỉnh/thành ủy, Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm gia tăng hiệu lực của những đề xuất từ các Liên hiệp địa phương.

Phổ biến, quán triệt và thông tin tình hình công tác đối ngoại, ngoại giao của Đảng, Nhà nước và nhân dân
Đoàn công tác Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam thăm và làm việc tại tỉnh Hà Giang

Nguồn bài viết : Bắn cá

Top