Phật tử tham dự Đại lễ Vesak 2019 được phục vụ miễn phí xe điện, cơm chay và nước uống Chiêm ngưỡng 7 đài hoa sen hồng trên dòng Hương kính mừng Đại lễ Phật Đản Sắc màu huyền bí trong những bức ảnh mừng Đại lễ Vesak ở các quốc gia Phật giáo |
Chùa Tam Chúc, địa điểm tổ chức Đại lễ Vesak 2019. Ảnh: VNExpress |
Diễn ra từ ngày 12-14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, tỉnh Hà Nam với sự tham dự của đại biểu đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, Đại lễ Vesak sẽ là cơ hội để Việt Nam tăng cường tình hữu nghị, hợp tác với các nước bạn.
Ấn Độ: "Cây bồ đề" mãi xanh
Thủ tướng Ấn Độ Modi gặp các thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam tháng 9/2016. Ảnh: Tạp chí Giác ngộ
Phật giáo đóng vai trò khơi nguồn trong mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ từ những thế kỷ đầu Công nguyên. Các nhà sư Ấn Độ là những nhà truyền giáo đầu tiên đem Phật giáo vào Việt Nam, tạo nên sự liên kết gần gũi giữa hai nền văn hóa.
Quan hệ hữu nghị song phương truyền thống đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước gìn giữ, vun đắp và phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Cách đây hơn 60 năm, hai cây bồ đề đã được trồng tại chùa Trấn Quốc và chùa Một Cột bởi Tổng thống Ấn Độ Prasad. Tại Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng nước bạn một cây hoa đại, cũng là loài cây nhà Phật.
Ngày nay, các hoạt động giao lưu, hợp tác giữa hai nước đã được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu trên nhiều lĩnh vực trong đó có Phật giáo.
Trong chuyến thăm trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tháng 9/2016, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhấn mạnh về "hòa bình", giá trị minh triết của Phật giáo mà Ấn Độ tự hào có cơ hội giới thiệu đến Việt Nam và các nước trong khu vực. Chính phủ Ấn Độ cũng đã trao tặng nhiều suất học bổng cho tăng ni Việt Nam, tạo cơ hội tiếp cận với những giá trị sâu sắc, nhân bản của đạo Phật.
Tháng 11/2018, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind cùng phu nhân đã có chuyến thăm tỉnh Quảng Nam. Tại đây Tổng thống đã trồng một cây bồ đề lưu niệm, biểu tượng của tình hữu nghị được tiếp nối qua nhiều thế hệ.
Phó Tổng thống Ấn Độ xúc động chứng kiến một em bé được lắp chân giả và đi lại bình thường. Ảnh: Như Ý |
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam nhân dịp Đại lễ Vesak 2019, Phó Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ, Venkaiah Naidu đã có những cuộc hội kiến với các lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Nhiều triển vọng hợp tác kinh tế - thương mại đang được mở ra, như việc phấn đấu đạt kim ngạch thương mại song phương 15 tỷ USD; mở cửa cho các mặt hàng nông sản hai nước, hợp tác dầu khí, giáo dục, du lịch; tiếp tục ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế.
Tinh thần nhân ái của Phật giáo cũng được những người bạn Ấn Độ thể hiện một cách sâu sắc thiết thực trong dự án trại lắp chân giả Jaipur Foot cho tỉnh Quảng Ninh và Yên Bái vào ngày 11/5, dự kiến sẽ đem lại cuộc sống mời cho khoảng 500 người khuyết tật.
Theo Phó Tổng thống Ấn Độ, dự án được lấy cảm hứng từ cuộc đời ngài Mahatma Gandhi, với triết lý Phật giáo về sự thấu hiểu, cảm thông, sẻ chia.
Nepal: Chuyến thăm lịch sử
Năm 2019 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ ngoại giao hơn 40 năm giữa Việt Nam và Nepal, khi lần đầu tiên Thủ tướng Nepal thăm chính thức Việt Nam.
Thiết lập quan hệ ngoại giao từ 1975, nhân dân Nepal và cá nhân Thủ tướng K P Sharma Oli đã dành cho Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh những tình cảm tốt đẹp. Ngày nay, Việt Nam và Nepal đang duy trì phối hợp tốt tại các diễn đàn đa phương: Nepal ủng hộ Việt Nam ứng cử làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (nhiệm kỳ 2020-2021). Việt Nam ủng hộ Nepal tham gia Hội đồng Nhân quyền LHQ (nhiệm kỳ 2018-2020), kịp thời viện trợ nước bạn khắc phục hậu quả động đất năm 2015.
Một góc ngôi chùa Việt mang tên Việt Nam Phật Quốc Tự tại Nepal. Ảnh: KH&PT
Cũng tương tự như Ấn Độ, Phật giáo là thành tố không thể thiếu làm nên mối gắn kết giữa Việt Nam và Nepal. Không chỉ là nơi Đức Phật được sinh ra, Nepal còn là đất nước có ngôi chùa nước ngoài đầu tiên mang tên Việt Nam được xây dựng.
Chuyến thăm lần này của Thủ tướng K P Sharma Oli diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Nepal phát triển thuận lợi, đặc biệt là hợp tác giữa hai Đảng, hợp tác kinh tế - thương mại, du lịch. Hai nước cũng đang hướng tới kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao vào năm 2020.
Thủ tướng Nepal phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp hai nước. Ảnh: TTXVN |
Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nepal, hai nước đã ra Tuyên bố chung, cũng như hoàn thành việc ký các văn kiện về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ, cơ chế tham vấn song phương giữa hai Bộ Ngoại giao, Ý định thư về đàm phán và ký kết Hiệp định khung về hợp tác thương mại và đầu tư.
Đặc biệt, trong Tuyên bố chung Việt Nam - Nepal ra ngày 11/5, hai nước đã nhấn mạnh những nét tương đồng về văn hóa và lịch sử, ghi nhận Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong kết nối nhân dân.
Myanmar: Tương đồng và sẻ chia trong ASEAN
Theo Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Luận Thùy Dương, sự tham dự của Tổng thống Win Myint, lãnh đạo cấp cao nhất của chính phủ Myanmar tại Đại lễ Vesak 2019 sẽ góp phần gắn kết cộng đồng Phật giáo hai nước, tăng cường sự hiểu biết giữa hai nhân dân, thể hiện được tinh thần hội nhập giữa các nước thành viên ASEAN.
Nói về những điểm tương đồng giữa Việt Nam và Myanmar, Đại sứ Luận Thùy Dương cho biết, hai nước là những quốc gia đa văn hóa, có lịch sử lâu đời trong đấu tranh vì độc lập Tổ quốc. Trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh, Việt Nam và Myanmar đều yêu chuộng hoà bình, tha thiết hướng tới sự hòa hợp giữa các tôn giáo, cùng góp phần xây dựng cuộc sống an lạc cho từng cá nhân, hóa giải bạo tàn, thù hận và bất công. Những kết nối văn hoá và hiểu biết con người sẽ là cơ sở quan trọng để thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực khác.
Chùa Vàng Shwedagon ở Yangon, biểu tượng tâm linh tôn nghiêm bậc nhất của người dân Myanmar. Ảnh: Anh Tuấn
Thời gian qua, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư là điểm sáng trong quan hệ hai nước, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đạt 860 triệu USD, đầu tư của Việt Nam tại Myanmar hiện đạt 2,1 tỷ USD với 18 dự án lớn.
Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Tổng thống Myanmar và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thảo luận về việc làm sâu sắc hơn hợp tác trong lĩnh vực này trên cơ sở hai bên cùng có lợi như phát triển cây công nghiệp của Việt Nam tại Myanmar; thúc đẩy phát triển các dự án kết nối đường bộ và vận tải biển ven bờ; tăng cường hợp tác và tìm kiếm các phương thức mới nhằm sớm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 1 tỷ USD.
Tổng thống Myanmar (trái) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP |
Việt Nam và Myanmar cũng đánh giá cao những bước phát triển gần đây trong hợp tác quốc phòng và an ninh; nghiên cứu mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực tiềm năng như hải quân, công nghiệp quốc phòng, cứu hộ - cứu nạn; quảng bá, xúc tiến du lịch, sớm thảo luận việc nâng thời hạn miễn thị thực cho công dân hai nước.
Trong các mặt hợp tác, những giá trị của Phật giáo tiếp tục được coi là "kim chỉ nam" để duy trì và phát huy tình hữu nghị lâu dài, bền vững.
Nói về Vesak 2019, Tổng thống Win Myint bày tỏ tin tưởng Đại lễ sẽ góp phần phát huy giá trị cốt lõi của đạo Phật để giải quyết những thách thức lớn, đóng góp tích cực cho hòa bình, hợp tác và phát triển, đáp ứng nguyện vọng của Phật tử và nhân dân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam và Myanmar.
Hơn 1.600 đại biểu quốc tế tham dự Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2019 Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14/5, tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) với đại ... |
Nguồn gốc và ý nghĩa của Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak Đại lễ Vesak hay còn gọi là Phật đản là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-Tì-Ni năm 624 TCN, diễn ra vào ... |
Nhiều nguyên thủ quốc gia tham dự Đại lễ Phật đản (Vesak) tại Việt Nam Sáng 2/5, tại chùa Tam Chúc (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương ... |
Nguồn bài viết : KM Game Bài 3d