Olympic Việt Nam "bế quan luyện công" sẵn sàng quyết chiến Nepal Thay đổi hậu bầu cử Nepal: Trung Quốc tăng ảnh hưởng tại khu vực nhạy cảm nhất với Ấn Độ? Khai trương và đưa vào hoạt động Lãnh sự quán danh dự Việt Nam tại thủ đô Kathmandu, Nepal |
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Hồi tặng hoa Thủ tướng Nepal. Nguồn: BQN |
Thủ tướng Nepal thăm Vịnh Hạ Long
Ngày 10/5, Thủ tướng Nepal Khadga Prasad Sharma Oli và Phu nhân và đã đến tham quan Vịnh Hạ Long. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Hồi đã giới thiệu với Đoàn về cảnh đẹp, giá trị địa chất, địa mạo của Di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Thủ tướng Nepal, phu nhân cùng đoàn công tác xuống tàu tham quan Vịnh Hạ Long, cởi mở giao lưu với các cán bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Chị Nguyễn Lan, chủ quán cơm chay tại Bãi Cháy Quảng Ninh chia sẻ: “Tôi rất vui, vì được biết hôm nay Thủ tướng của đất nước Nepal đất nước sinh ra Đức Phật đã đến thăm Quảng Ninh. Tôi còn được biết Nepal là một nước không có biển, vì vậy, tôi rất muốn giới thiệu quê hương tôi đến với Đoàn của Thủ tướng Nepal nói riêng và những người khách khắp trên thế giới đến tham dự Đại lễ Phật Đản chung vui trên đất nước chúng tôi.”
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh giới thiệu với Thủ tướng Nepal về Vịnh Hạ Long. Nguồn: BQN |
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nepal diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Nepal phát triển thuận lợi, hợp tác khởi sắc trên nhiều mặt. Trong đó, các hợp tác văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân có nhiều tiềm năng, khi ngày càng có nhiều khách du lịch, phật tử Việt Nam đến Lumbini, nơi sinh của Đức Phật, chiêm bái và thám hiểm dãy núi Everest.
Đồng điệu danh thắng Việt Nam - Nepal
Được biết, sau Đại lễ Vesak 2019 tại chùa Tam Chúc (Hà Nam), Ban Tổ chức Đại lễ sẽ mời các đoàn tham dự Đại lễ Phật Đản và Đoàn nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal tham quan danh thắng Tràng An – Bái Đính (Ninh Bình) và Fansipan (Lào Cai).
Trong đó, quần thể danh thắng Tràng An - Bái Đính và Danh thắng đỉnh Fansipan của Việt Nam có nhiều điểm khá tương đồng với hai nơi mà du khách Việt Nam thường chọn là điểm đến khi đi du lịch Nepal, đó là quần thể danh thắng Lumbini và đỉnh Everest.
Đỉnh Fansipan, tiếng địa phương là “Hủa Xi Pan” có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh. Nó là ngọn núi cao nhất Việt Nam, được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương. Nguồn: BLC |
Hai quần thể Tràng An - Bái Đính và Lumbini cũng đều được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới. Trong đó, quần thể di tích Tràng An – Bái Đính, có nhiều di tích, danh thắng đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt quan trọng như Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính...
Bái Đính là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á. Chùa Bái Đính đã trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh lớn nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Còn ở Nepal, quần thể Lumbini là một trong những địa điểm hành hương nổi tiếng của đạo Phật mà nhiều phật tử Việt Nam đã đặt chân đến. Nằm dưới chân dãy núi Himalaya, cách biên giới Sonauli (Ấn Độ) khoảng 36 km, Lumbini được cho là nơi Hoàng hậu Mayadevi đã sinh ra Thái tử Siddhartha Gautama, người sau này trở thành Phật Thích Ca và khai sinh ra Phật giáo.
Cùng với Bồ đề đạo tràng (Bodh Gaya) - nơi đức Phật thiền định 49 ngày, vườn Lộc Uyển (Sarnath) - nơi đức Phật lần đầu giảng pháp và Kushinagar - nơi đức Phật nhập Niết bàn, thì Lumbini là một trong bốn điểm linh thiêng, được gọi là Tứ thánh địa của Phật giáo.
Một điểm gặp nhau nữa giữa Việt Nam và Nepal là đỉnh Fansipan và Everest. Một được mệnh danh là "nóc nhà" Đông Dương, một được coi như "nóc nhà" của thế giới. Đỉnh cao nhất của Fansipan là nơi đặt chóp tháp 3.143m – dấu mốc quan trọng cho hành trình chinh phục “nóc nhà" Đông Dương huyền thoại mà bất cứ ai cũng muốn chạm tay vào một lần trong đời. Đây là nơi du khách được hòa mình vào trong “biển mây đẹp khó cưỡng”.
Đứng đầu danh sách "nóc nhà" thế giới với độ cao 8.848 m, Everest là một ngọn núi thuộc dãy Himalaya, nằm giữa biên giới Nepal và Tây Tạng. Mặc dù là nơi có thời tiết và điều kiện địa lý cực kỳ khắc nghiệt, ngọn núi cao nhất thế giới vẫn luôn hấp dẫn du khách khắp nơi trên thế giới.
Everest là mục tiêu cả đời của một người leo núi. Nguồn: Shutterstock |
Hợp tác văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam và Nepal được kỳ vọng ngày một phát triển, đặc biệt được đẩy mạnh hơn nữa sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Khadga Prasad Sharma Oli. Trong cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Nepal Khadga Prasad Sharma Oli nhấn mạnh, Việt Nam và Nepal có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, có mối quan hệ tin cậy lẫn nhau và cùng chia sẻ những giá trị của Phật giáo.
“Cuộc Cách mạng Việt Nam là nguồn cảm hứng lớn lao đối với phong trào Xã hội chủ nghĩa, dân chủ và ái quốc của Nepal”
Thủ tướng Nepal Khadga Prasad Sharma Oli nhấn mạnh tại buổi nói chuyện với các cán bộ, học viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sáng 10/5, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là 1 vị lãnh đạo phi thường đã làm đổi thay tiến trình lịch sử đem lại phong trào Chủ nghĩa xã hội trên thế giới 1 đường hướng mới, 1 động năng mới cũng như trở thành nguồn cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới đấu tranh vì quyền, vì tự do dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của sức mạnh dân tộc, của lòng can đảm, một lãnh đạo nhận được sự ủng hộ vô song của người dân để đánh bại một đế chế hùng mạnh, trở thành một biểu tượng đấu tranh chống lại sự can thiệp của nước ngoài.
Thủ tướng Nepal đến thăm Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: Nam Anh |
“Cuộc Cách mạng Việt Nam, phong trào giải phóng dân tộc dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam và dưới sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng lớn lao đối với phong trào Xã hội chủ nghĩa, dân chủ và ái quốc của Nepal. Mặc dù Nepal chưa bao giờ bị thực dân đô hộ nhưng chúng tôi vẫn phải đấu tranh chống lại những thế lực đế quốc chủ nghĩa ngoại bang, để bảo vệ chủ quyền, độc lập của mình. Điều này gắn kết, bền chặt hơn tình đoàn kết cũng như tình đồng chí giữa nhân dân hai nước”, Thủ tướng Nepal khẳng định.
Thủ tướng Nepal Oli cho rằng, Việt Nam đã vận dụng thành công chủ nghĩa Mác, là nguồn cảm hứng cho chính phủ Nepal để xử lý những thách thức đang phải đối mặt. Trong hoàn cảnh mới, hai nước đã có những chuyển biến chính trị quan trọng và đặt ra nhiều hoài bão trong xây dựng đường hướng phát triển mỗi nước. Chính vì thế, việc học hỏi lẫn nhau hữu ích cho cả 2 bên.
“Tôi hy vọng giao lưu kinh tế cũng như giao lưu chính trị và nhân dân giữa hai nước ngày càng được mở rộng và sâu sắc hơn trong tương lai. Tôi tin rằng, sự tương tác, giao lưu ngày càng tăng sẽ đưa quan hệ giữa Nepal và Việt Nam lên tầm cao mới, đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước. Thông qua quan hệ hợp tác trong lĩnh vực hai bên cùng quan tâm, chúng ta sẽ tiếp tục phát huy mối quan hệ song phương cùng có lợi và quan hệ đối tác giữa hai nước”, Thủ tướng Nepal chia sẻ./.
Xem thêm
Phật tử tham dự Đại lễ Vesak 2019 được phục vụ miễn phí xe điện, cơm chay và nước uống Theo thượng tọa Thích Minh Quang, Phó Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019, Phụ trách tình nguyện ... |
Chiêm ngưỡng 7 đài hoa sen hồng trên dòng Hương kính mừng Đại lễ Phật Đản Hướng tới Đại lễ Phật đản Vesak 2563 diễn ra tại Trung tâm Văn hóa phật giáo Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim ... |
Sắc màu huyền bí trong những bức ảnh mừng Đại lễ Vesak ở các quốc gia Phật giáo Đại lễ Phật đản LHQ 2019 sẽ diễn ra từ 12 đến 14/5, tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) với đại biểu đến từ 112 ... |
Nguồn bài viết : Loto miền Trung