Trang DealStreetAsia hôm 29/3 cho biết CEO và một lãnh đạo cấp cao của Go-Viet vừa từ chức, dựa trên hai nguồn tin mà DealStreetAsia có được.
Hôm 28/3, một nguồn tin của ICTnews cũng cho biết ông Nguyễn Vũ Đức đã từ nhiệm vị trí Giám đốc điều hành của Go-Viet, một công ty do Go-Jek đầu tư. Tin về việc ông Đức từ nhiệm đã được thông báo trong nội bộ công ty.
Cả Go-Jek và Go-Viet đều không xác nhận việc này khi được DealStreetAsia hỏi.
Các tài xế của Go-Viet. |
Theo trang tin này, những nhân sự cấp cao khi rời Go-Viet còn yêu cầu công ty bồi hoàn số tiền khoảng 800.000USD khi nghỉ việc.
Go-Jek là startup kỳ lân lớn nhất Indonesia, khởi đầu bằng dịch vụ gọi xe. Công ty này thâm nhập thị trường Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, bằng cách đầu tư thành lập Go-Viet. Việt Nam là thị trường nước ngoài đầu tiên của Go-Jek.
Hiện tại, Go-Viet cung cấp dịch vụ gọi xe máy, dịch vụ giao hàng, dịch vụ gọi đồ ăn. Với nguồn lực từ Go-Jek, Go-Viet thu hút được khá đông tài xế, có thể cạnh tranh được với các đối thủ như Grab, Now tại Việt Nam, trong bối cảnh các ứng dụng tương tự chưa chứng minh được khả năng.
Để hút tài xế, trong những tháng đầu tham gia thị trường, Go-Viet không lấy hoa hồng từ tài xế. Do đó, công ty này công bố chiếm 35% thị phần gọi xe máy chỉ vài tháng sau khi mở dịch vụ.
Tuy vậy, kể từ đầu tháng 3, Go-Viet bắt đầu thu chiết khấu 20% từ tài xế cho mỗi cuốc xe. Họ cũng siết các chính sách dựa trên hiệu quả của tài xế và cho điểm các lái xe.
Trong khi đó, Go-Jek đang trong quá trình kêu gọi đầu tư vòng F, dự kiến được định giá tổng cộng 2 tỷ USD. Trước đó, công ty đã có được 1 tỷ USD đầu tư từ Mitsubishi Corp, Provident Capital, Google, JD.com và Tencent.
Grab, đối thủ của Go-Jek, cũng mới gọi được 1,46 tỷ USD từ SoftBank Vision Fund, đạt tổng cộng 4,5 tỷ USD ở vòng gọi vốn H.
DeelStreetAsia cho biết Go-Jek đã đầu tư hơn 100 triệu USD vào thị trường Việt Nam tính đến cuối năm 2018.
Nguồn bài viết : Chiến thuật bắn cá