HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH

Nỗ lực của Việt Nam nhằm thực thi hiệu quả Công ước ICCPR về quyền dân sự và chính trị

2024-12-21 12:35:11
Quốc tế đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy quyền con người
Gắn kết chặt chẽ công tác nhân quyền từ Trung ương đến địa phương

Hội nghị do ông Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tư pháp) và Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ đồng chủ trì.

Về đại biểu các cơ quan Trung ương có đại diện các Bộ, ngành như Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban dân tộc, Ban Tôn giáo Chính phủ.

Về đại biểu địa phương có đại diện Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh Hà Nam, Bắc Ninh, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Giang; đại diện Sở Tư pháp các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh; đại diện của Văn phòng Ủy ban nhân dân, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án, Hội Luật gia, Hội phụ nữ và Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Hà Nam.

Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 1252.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ cho biết, Công ước ICCPR là một trong 2 công ước cốt lõi trong hệ thống điều ước quốc tế về quyền con người, cùng với Công ước quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới hợp thành Bộ luật Nhân quyền quốc tế. Là một thành viên tích cực và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước này.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, việc tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 1252 là một nhiệm vụ quan trọng của Ban Chỉ đạo Nhân quyền nói chung và Bộ Tư pháp nói riêng với cương vị đơn vị chủ trì việc thực thi Công ước và xây dựng Báo cáo quốc gia để bảo vệ trước Ủy ban Nhân quyền trong năm 2025 tới đây. Hội nghị là dịp để các bộ, ngành và địa phương đánh giá tình hình, kết quả thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ của nêu trong Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước ICCPR gồm: nội luật hóa và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật; tuyên truyền, phổ biến giáo dục đào tạo; hợp tác quốc tế và thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo Công ước.

Bên cạnh đó, chỉ ra những khó khăn, thách thức, hạn chế, đề xuất những sáng kiến, giải pháp nhằm thực thi hiệu quả Công ước; chia sẻ những kinh nghiệm tốt, bài học hay của các đơn vị, địa phương nhằm bảo đảm và thúc đẩy ngày càng tốt hơn các quyền dân sự và chính trị của người dân.

"Tôi hy vọng Hội nghị sẽ giúp thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cấp, các ngành và địa phương để cùng đồng tâm, hiệp lực thực thi ngày càng tốt hơn các nghĩa vụ theo Công ước ICCPR cũng như các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền, tạo ra sự thay đổi căn bản và tích cực trong ghi nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người", Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ nói.

Sau nửa ngày làm việc tập trung, hiệu quả, Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định 1252 đã hoàn thành chương trình đề ra và thành công tốt đẹp. Hội nghị là cơ hội quý giá giúp cho Bộ Tư pháp tiếp tục cập nhật, hoàn thiện các nội dung phục vụ cho phiên bảo vệ Báo cáo quốc gia cũng như đánh giá rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện Quyết định 1252, góp phần nâng cao hiệu quả, tăng cường công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan trong việc triển khai thực hiện Công ước tại chu kỳ tiếp theo.

Ông Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tư pháp) đánh giá cao những góp ý chi tiết, quý báu từ các góc nhìn khác nhau của các đại biểu. Ông đề nghị các đại biểu sẽ tiếp tục đóng góp thêm ý kiến bằng văn bản gửi về Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tư pháp) và đề nghị Vụ Hợp tác quốc tế trên cơ sở ý kiến đó hoàn thiện báo cáo theo hướng cô đọng gồm kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị giải pháp để Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.

Đối với các Bộ, ngành, địa phương, ông đề nghị tiếp tục có rà soát để hoàn thành các nhiệm vụ được phân công theo Quyết định 1252, cố gắng có những kết quả cụ thể để cung cấp cho Bộ Tư pháp chuẩn bị cho việc bảo vệ Báo cáo quốc gia dự kiến vào tháng 7 năm 2025.

Nghệ An: chính sách an sinh xã hội vùng đặc thù, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới được quan tâm
Ngày 17/10, Ban Chỉ đạo nhân quyền (BCĐNQ) tỉnh Nghệ An phối hợp Văn phòng Thường trực về Nhân quyền tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Hội nghị do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng BCĐNQ tỉnh Lê Hồng Vinh chủ trì.
Gia Lai: tập trung vào 04 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo đảm quyền con người
Ngày 31/10, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024. Tham dự hội nghị có hơn 200 đại biểu đại diện các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh và đại biểu trong lực lượng công an trong tỉnh.

Top