HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH

Epson Việt Nam và WWF-Việt Nam kêu gọi công chúng cùng hướng tới một nền kinh tế carbon thấp

2024-12-20 19:35:00
Việt Nam - Hàn Quốc: đi sâu thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược
Thủ tướng yêu cầu mạnh dạn mở cửa, không để lỡ nhịp phục hồi nhanh, phát triển bền vững

Ngày 17/2, tại TP.HCM đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Công ty Epson Việt Nam trong triển khai dự án “Thúc đẩy khu vực công và tư tham gia hành động vì khí hậu và carbon thấp nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam”.

Ông Tsukasa Tsumura - Tổng Giám đốc Epson Việt Nam và Tiến sỹ Lan Mercardo - Giám đốc WWF khu vực châu Á Thái Bình Dương tại Lễ ký kết. Ảnh: WWF-Việt Nam

Tổng Giám đốc Epson Việt Nam Tsumara Tsukasa cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác, Epson Việt Nam và WWF-Việt Nam kêu gọi công chúng cùng hướng tới một nền kinh tế carbon thấp thông qua việc triển khai một loạt các hoạt động nâng cao nhận thức về rủi ro khí hậu và thực hiện các giải pháp năng lượng bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu.

Trong đó, nổi bật là hoạt động truyền thông báo chí và mạng xã hội trên nền tảng sự kiện Giờ Trái đất của WWF-Việt Nam diễn ra vào tháng 3/2022; Sổ tay về rủi ro khí hậu, các giải pháp giảm thiểu carbon và sử dụng năng lượng bền vững cho doanh nghiệp; và Hội thảo trực tuyến về biến đổi khí hậu và năng lượng bền vững.

Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng đại diện WWF-Việt Nam, Tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh nhấn mạnh, trong phương pháp tiếp cận toàn xã hội mà WWF đang nỗ lực vận động, doanh nghiệp đóng vai trò không thể thay thế trong việc giải quyết những thách thức mà nhân loại đang đối mặt. Việc hợp tác giữa WWF-Việt Nam và Epson Việt Nam là một ví dụ rõ ràng cho sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân trong trách nhiệm chung vì sự phát triển bền vững toàn cầu.

“Với sự đồng hành của Epson Việt Nam trong chương trình Giờ Trái đất 2022 và các hoạt động khác, chúng tôi kỳ vọng chương trình hợp tác này sẽ nâng cao đáng kể nhận thức của công chúng về các hành động khí hậu và thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đóng góp cho nỗ lực chung về ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững”, ông Thịnh cho hay.

Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra vào tháng 11/2021 tại Scotland, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu rằng “ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển”. Đồng thời nhấn mạnh với lợi thế về năng lượng tái tạo, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế… để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế, phát triển thị trường lao động ngoài nước
Việt Nam - Lào mong đẩy mạnh hợp tác kinh tế tương xứng với hợp tác chính trị
Top