Phê duyệt Hiệp định giữa Việt Nam và Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội Chính phủ đã chính thức phê duyệt Hiệp định giữa Việt Nam và Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan liên quan ký kết Thỏa thuận hành chính theo quy định và tổ chức triển khai Hiệp định. |
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời về thu bảo hiểm xã hội trái luật Sáng 6/6, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời về thu bảo hiểm xã hội trái luật thời gian qua. |
Lao động Việt Nam đi làm việc ở Hàn Quốc. (Ảnh: Dolab). |
Theo đó, căn cứ Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 25/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn dân quốc về bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là Hiệp định), Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành lập tổ công tác thực hiện Hiệp định; bảo đảm quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan trong tổ chức thực hiện triển khai Hiệp định |
Kế hoạch nhằm tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của Hiệp định, Thỏa thuận hành chính thực hiện Hiệp định (sau đây gọi là Thỏa thuận hành chính) và các nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được giao tại Quyết định số 436/QĐ-TTg.
Theo Kế hoạch, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành lập tổ công tác thực hiện Hiệp định; bảo đảm quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan trong tổ chức thực hiện triển khai Hiệp định; chủ động phối hợp cơ quan thực hiện phía Hàn Quốc để trao đổi, thống nhất các nội dung, đề xuất những nội dung đưa vào dự thảo Thỏa thuận hành chính và Thỏa thuận thực hiện Hiệp định; tổ chức triển khai đúng tiến độ, hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình triển khai Hiệp định, bảo đảm thực hiện đầy đủ, đúng cam kết, trách nhiệm và nghĩa vụ, bảo đảm quyền lợi của người lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của Hiệp định. Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc, bảo hiểm xã hội cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
Nghiên cứu, đề xuất với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội để bảo đảm phù hợp với Hiệp định. Tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các nội dung của Hiệp định…
Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi Xã hội Hàn Quốc Kwon Deok Cheol tại lễ ký Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa hai nước. (Ảnh: TTXVN). |
Trước đó, ngày 24/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân quốc về bảo hiểm xã hội đã ký ngày 14/12/ 2021 tại Hàn Quốc.
Đây là Hiệp định song phương đầu tiên của hai nước trong lĩnh vực này, và cũng là Hiệp định song phương đầu tiên về bảo hiểm xã hội của Việt Nam với một quốc gia khác.
Văn kiện được ký kết trong bối cảnh Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, hợp tác giữa hai nước đang ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lao động-việc làm.
Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc giúp tránh việc đóng hai lần bảo hiểm xã hội với người lao động. Đồng thời, thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ được hai bên công nhận lẫn nhau. |
Hiệp định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam và Hàn Quốc.
Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc và người Hàn Quốc đến làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng và đều có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp của cả hai nước. Quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ cũng được bảo vệ bởi luật pháp của hai nước, trong đó có quyền và nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội.
Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc có hai mục tiêu chính.
Trước hết là tránh việc đóng hai lần bảo hiểm xã hội với người lao động. Đồng thời, thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ được hai bên công nhận lẫn nhau.
Thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là công dân Việt Nam và công dân Hàn Quốc sẽ được tính là tổng thời gian mà người lao động đó đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam và Hàn Quốc. Tổng thời gian này sẽ là căn cứ để Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Quỹ Hưu trí quốc gia Hàn Quốc xét người lao động hưởng chế độ lương hưu.
Mức hưởng chế độ mà Quỹ bảo hiểm xã hội của mỗi nước chi trả cho người lao động khi về hưu sẽ căn cứ vào thời gian và mức đóng mà người lao động đã đóng vào quỹ đó. Công thức tính được quy định theo luật pháp của mỗi nước.
Từ năm 2003, Quốc hội Hàn Quốc phê duyệt Luật cấp phép cho lao động nước ngoài (chương trình EPS), có hiệu lực từ ngày 1/8/2004. Chương trình tạo cơ hội cửa rộng hơn cho nhiều lao động Việt Nam có trình độ sang làm việc tại Hàn Quốc.
Riêng trong năm 2022, số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt hơn 142 nghìn người. Trong đó, riêng thị trường Hàn Quốc thu hút gần 10 nghìn lao động nước ta.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Bản Ghi nhớ về tuyển dụng lao động giữa Việt Nam và Malaysia Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 207/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Bản Ghi nhớ về tuyển dụng, việc làm và hồi hương lao động giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Malaysia. |
Doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao tiềm năng của thị trường thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Việt Nam Những năm gần đây, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có xuất xứ Hàn Quốc ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các loại dược liệu và sản phẩm chiết xuất từ dược liệu tự nhiên. |