Kinh tế - Xã hội

Hiện thực hoá hợp tác đào tạo tiếng Anh giữa Chương trình Hòa bình và Bộ Giáo dục và Đào tạo

2024-12-20 19:11:08
Đại sứ Nguyễn Quý Bính tiết lộ hậu trường lần đầu tiên Việt Nam tham dự UNCLOS năm 1973
Đại sứ Nguyễn Quý Bính, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, nguyên Vụ trưởng Luật pháp và Điều ước quốc tế đã có những chia sẻ về câu chuyện hậu trường lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Luật biển lần thứ 3 của Liên hợp quốc (LHQ).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Chương tái cử chức Chủ tịch Liên hiệp Hữu nghị Hòa Bình
Ngày 27/12/2022, tại Hòa Bình, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hòa Bình (Liên hiệp Hữu nghị tỉnh Hòa Bình) đã tổ chức Đại hội Đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hòa Bình khóa II, nhiệm kì 2022 – 2027. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành với 15 thành viên. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Chương tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Liên hiệp Hữu nghị tỉnh Hòa Bình nhiệm kỳ 2022 – 2027.

Chủ trì buổi Lễ tuyên thệ là bà Carol Spahn, Tổng giám đốc thứ 21 của Chương trình Hòa bình. Bà Carol Spahn chia sẻ: "Chúng tôi chào đón Việt Nam tham gia với tư cách là quốc gia đối tác thứ 143 của Chương trình Hòa Bình. Tôi mong chờ được thấy các tình nguyện viên và giáo viên cùng nhau làm việc truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo".

Tại buổi lễ, 9 tình nguyện viên trong trang phục áo dài truyền thống của Việt Nam đã đồng loạt tuyên thệ và xin hứa sẽ phục vụ và đồng hành cùng người dân Việt Nam; chia sẻ văn hóa đất nước Hoa Kỳ với một trái tim và tâm hồn cởi mở; bồi dưỡng những hiểu biết về con người Việt Nam với tinh thần đổi mới, sự nhạy cảm và tôn trọng văn hóa, đảm đương sứ mệnh vì hoà bình và tình hữu nghị thế giới trong thời gian phục vụ và hơn thế nữa...

Nhóm 9 tình nguyện viên đầu tiên của Chương trình Hòa bình tại Việt Nam tuyên thệ sáng 30/12 (Ảnh: Hạnh Trần).

Phát biểu tại chương trình, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, Việt Nam rất coi trọng việc giảng dạy ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh. Theo ông, chương trình giảng dạy tiếng Anh của Chương trình Hòa bình dù quy mô nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa lớn. Chương trình sẽ mang đến những kết quả tốt và đặc biệt là sự lan tỏa các phương pháp giảng dạy, phát triển kỹ năng cũng như cách thức học tiếng Anh tiên tiến, hiện đại. Ngoài việc dạy tiếng Anh, chương trình còn mang đến sự trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và nước ngoài.

Từ khi tới Việt Nam vào tháng 10, 9 tình nguyện viên dạy Tiếng Anh đã hoàn thành chương trình đào tạo đa văn hóa, ngôn ngữ và chuyên môn. Chương trình đào tạo được thiết kế toàn diện để trang bị cho tình nguyện viên sự hiểu biết và tuân thủ các chính sách và quy định của hệ thống giáo dục Việt Nam, cũng như để có thể đồng giảng dạy cùng các giáo viên Việt Nam trong 2 năm công tác.

Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hưng và bà Carol Spahn cùng thực hiện nghi lễ đánh cồng chiêng (Ảnh: Hạnh Trần).

Sau lễ tuyên thệ, các tình nguyện viên sẽ bắt đầu nhận công tác tại các trường THPT trên các quận huyện ở Hà Nội cùng các giáo viên và các học sinh Việt Nam. Theo bà Carol Spahn, chiến lược của Peace Corps ở Việt Nam cũng giống ở các quốc gia khác, bắt đầu với quy mô nhỏ để có thể hiểu được cơ hội, thách thức. Theo kế hoạch, trong năm 2023, 20 tình nguyện viên sẽ đến Việt Nam làm việc, trong đó 10 người tại Hà Nội và 10 người tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Được biết, chương trình giảng dạy Tiếng Anh tại Việt Nam của Chương trình Hòa Bình chính thức được thành lập từ sau lễ ký kết hiệp định thực thi vào tháng 7/2020, là sự hợp tác giữa Chương trình Hòa Bình và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Lần đầu tiên tổ chức chương trình giao lưu ‘Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn’
Xây dựng những vùng biển hòa bình: Việt Nam thể hiện trách nhiệm cao
Top