Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ - người trăn trở với công nghệ “Made in Vietnam”

2025-01-17 18:43:39
Thúc đẩy hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam, Hoa Kỳ về khoa học, công nghệ
Đức muốn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ luật pháp quốc tế
Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quốc Sỹ. Ảnh: VinIT

Trăn trở phát triển công nghệ “Made in Vietnam”

Hiện ông là Giáo sư Khoa Vật lý đại cương và Tổng hợp hạt nhân, Đại học Đại học Năng lượng Matxcơva (MEI). Từ năm 2007-2016, GS Nguyễn Quốc Sỹ cùng đoàn cán bộ trường MEI tổ chức nhiều chuyến công tác nhằm hỗ trợ hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực plasma tại Việt Nam nhưng kết quả đạt được còn khiêm tốn. Bên cạnh đó, với tình yêu quê hương đất nước, mong muốn góp sức mình vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam, năm 2016, GS Nguyễn Quốc Sỹ tham gia thành lập Viện Công nghệ VinIT. Từ đó đến nay, ông vẫn đi về giữa hai nước Việt Nam - Nga. Từ năm 2018, ông được trường MEI cử công tác dài hạn tại Việt Nam với mục tiêu hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học tại nước nhà.

Nói về xu hướng công nghệ hoàn toàn mới dùng các nguồn plasma lạnh, tạo ra lượng lớn các hạt ion âm, oxygen và nitrogen phản ứng (RONS) có tác dụng rất tốt để diệt virus và vi khuẩn trên người và trang thiết bị, GS Nguyễn Quốc Sỹ nhận xét: “Để chống lại đại dịch COVID-19 cơ bản có 2 nhiệm vụ mà các nhà khoa học phải giải quyết: thứ nhất là điều chế vacxin và thứ hai là chống lây nhiễm ra cộng đồng. Công nghệ mà chúng tôi phát minh ra cơ bản có thể giúp giải quyết nhiệm vụ thứ hai. Thử nghiệm y sinh khử khuẩn đạt kết quả cao trong điều kiện áp suất khí quyển ở nhiệt độ thường, an toàn cho người và trang thiết bị”.

Hệ thống xử lý nông sản, thực phẩm công nghệ plasma. Ảnh: VinIT

Cầu nối hợp tác Việt - Nga trong lĩnh vực khoa học công nghệ

Năm 1984, GS Nguyễn Quốc Sỹ đến Liên Xô học tập tại Khoa Cơ điện Đại học Bách khoa Leningrad (Đại học Bách khoa Saint Petersburg), bảo vệ thành công các luận án phó tiến sĩ và tiến sĩ. Sau đó, ông được mời giảng dạy tại Đại học năng lượng Matxcơva MEI. Trường đại học này đã hai lần được tặng các phần thưởng Nhà nước của Việt Nam: Huân chương Lao động hạng nhất và Huân chương Hữu nghị.

Sau nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực Vật lý và Công nghệ Plasma, GS Nguyễn Quốc Sỹ đã tổng hợp hệ thống lý thuyết vật lý Plasma và các công trình nghiên cứu của mình trong cuốn sách tra khảo “Lý thuyết vật lý plasma nhiệt độ thấp”, trong đó bao gồm: hệ thống lý thuyết vật lý Plasma và nhiều công trình nghiên cứu khoa học của ông như công trình nghiên cứu ra plasma Z, dòng plasma hoạt động tự do, ứng dụng trong công nghệ hàn, luyện kim, chế tạo hợp kim siêu sạch, chịu nhiệt.

Công trình nghiên cứu này giúp ông nhận được giải thưởng các Nhà khoa học trẻ của Tổng thống Liên bang Nga vào năm 2006. Các đồng nghiệp Nga của ông trong trường MEI đều đánh giá cao kết quả nghiên cứu khoa học và hoạt động giảng dạy của giáo sư Việt Nam cũng như cuốn sách của ông.

Cuốn sách đã được NXB Springer phát hành phiên bản tiếng Anh. Tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật, Giáo sư Aleksandr Lubchenko nhận xét: “Việc xuất bản cuốn sách của ông Nguyễn Quốc Sỹ bằng tiếng Nga và bây giờ cả bằng tiếng Anh là rất quan trọng. Cuốn sách này hữu ích không chỉ cho hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước Nga, mà còn cho hoạt động giảng dạy. Trong tập thể giáo viên của MEI, Giáo sư Việt Nam có uy tín cao và có được mọi người tôn trọng”.

Bên cạnh đó, GS Nguyễn Quốc Sỹ cùng nhiều lưu học sinh Việt Nam học tập tại trường MEI thành lập nhóm sinh viên tài năng nhằm trang bị cho họ kiến thức cơ bản về vật lý và công nghệ plasma. Một số sinh viên sau khi tốt nghiệp hiện đang làm việc tại Viện công nghệ VinIT.

Năm 2019, GS Nguyễn Quốc Sỹ đã mời hàng chục chuyên gia Nga từ Đại học Năng lượng Matxcơva, Trung tâm nghiên cứu hạt nhân “Viện Kurchatov”, Viện Vật lý - Kỹ thuật và Viện Điện lực ở St. Petersburg, Viện Cổ sinh vật học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Viện Cổ sinh vật học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga tới Việt Nam. Nhóm nghiên cứu Việt - Nga đã tiến hành nhiều dự án nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như xử lý chất thải rắn sinh hoạt và nước thải bằng công nghệ plasma. Công nghệ này được rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm, mong muốn ứng dụng cho xử lý các loại chất thải rắn sinh hoạt, các loại chất thải y tế, công nghiệp, điện tử...

Hiện tại, GS Nguyễn Quốc Sỹ cùng các cộng sự của mình vẫn luôn kiên trì với con đường nghiên cứu, phát triển, cho ra đời các sản phẩm và công nghệ plasma “Made in Vietnam”. Các công nghệ này có thể giải quyết rất nhiều các nhiệm vụ cấp thiết trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, y sinh, môi trường, góp phần giúp nền khoa học Việt Nam cất cánh.

GS Nguyễn Quốc Sỹ sinh năm 1967 tại Hà Nội. Ông từng được vinh danh là Viện sĩ Thông tấn năm 2012 do Tổng thống Nga Vladimir Putin trao tặng. Ông là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học điện Liên bang Nga từ năm 2015 và Viện Hàn lâm Quốc tế về Nghiên cứu hệ thống từ năm 2012.

Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam: Ba lĩnh vực cần ưu tiên hợp tác
“Ba lĩnh vực: vận tải quốc tế, năng lượng và du lịch cần được Azerbaijan và Việt Nam ưu tiên hợp tác sâu rộng trong thời gian tới” - Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam Anar Imanov đã trả lời phỏng vấn phóng viên tạp chí Thời Đại như vậy nhân dịp kỉ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Azerbaijan (23/09/1992-23/09/2022).
Tăng cường hợp tác Việt Nam - Kazakhstan trong nhiều lĩnh vực quan trọng
Ngày 26/9, tại Hà Nội, Khóa họp lần thứ 10 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Kazakhstan về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật (UBLCP) đã được diễn ra.

Nguồn bài viết : Nhận định bóng đá

Top