Tiếp thu những tâm tư của bà con kiều bào tại Cộng hoà Séc về quốc tịch Ngày 12/7, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Đối ngoại Quốc hội chủ trì Chương trình tọa đàm với cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hoà Séc về chính sách pháp luật quốc tịch. |
Nâng cao nhận thức cho người dân vùng biên giới về hộ tịch, quốc tịch Vì mối quan hệ thân quen lâu đời, đồng bào dân tộc các xã giáp biên giới giữa tỉnh Sơn La (Việt Nam) và tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào) thường xuyên qua lại, thăm thân. |
Trả lời: Với thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng, bạn có nhu cầu đưa con của bạn về Việt Nam để sinh sống lâu dài.
Để được nhập cảnh vào Việt Nam, bạn có thể xin giấy miễn thị thực cho con nếu bạn vẫn còn là công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 và Nghị định 82/2015/NĐ-CP về miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam (“Nghị định 82/2015/NĐ-CP”).
Ảnh minh hoạ. |
Điều kiện miễn thị thực (Điều 3 Nghị định 82/2015/NĐ-CP):
Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị ít nhất 01 năm;
Có giấy tờ chứng minh mối quan hệ mẹ - con với công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh hoặc tạm hoãn xuất cảnh theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam;
Thời hạn: Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 05 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng hộ chiếu của người được cấp ít nhất 06 tháng (Điều 4 Nghị định 82/2015/NĐ-CP).
Hồ sơ đề nghị cấp giấy miễn thị thực (Điều 6 Nghị định 82/2015/NĐ-CP):
Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy miễn thị thực kèm theo 02 ảnh (01 ảnh dán trong tờ khai).
Giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp giấy miễn thị thực: Người nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Thủ tục xin giấy miễn thị thực: Bạn có thể nộp bộ hồ sơ này tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Đại sứ quán sẽ gửi danh sách người đề nghị cấp giấy miễn thị thực về Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, trả lời Đại sứ quán. Sau khi nhận được thông báo từ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh 01 ngày làm việc, Đại sứ quán sẽ cấp giấy miễn thị thực. (Điều 7 Nghị định 82/2015/NĐ-CP).
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận tạm trú (Điều 10, 11 Nghị định 82/2015/NĐ-CP):
Con bạn nhập cảnh bằng giấy miễn thị thực sẽ được đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú 06 tháng cho mỗi lần nhập cảnh; nếu giấy miễn thị thực còn thời hạn dưới 06 tháng thì cấp chứng nhận tạm trú bằng thời hạn của giấy miễn thị thực.
Trường hợp nhập cảnh bằng giấy miễn thị thực có nhu cầu ở lại trên 06 tháng, được cá nhân, tổ chức tại Việt Nam bảo lãnh và có lý do chính đáng thì được xem xét, giải quyết gia hạn tạm trú không quá 06 tháng.
Giấy tạm trú có thể được gia hạn tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong trường hợp con bạn chưa đủ 18 tuổi, con bạn vẫn là người nước ngoài và phải thực hiện các thủ tục nêu trên khi xuất nhập cảnh tại Việt Nam. Trừ trường hợp cha hoặc mẹ được nhập, được trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ (Điều 35 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014).
Trong trường hợp con bạn đủ 18 tuổi, con bạn có thể thực hiện thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam. Theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, công dân nước ngoài có thể nhập quốc tịch Việt Nam cần có những điều kiện sau:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
Đồng thời, Điều 20 Bộ luật dân sự 2015 quy định người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Do đó, con bạn cần đủ từ 18 tuổi trở lên và đáp ứng được các điều kiện còn lại, đồng thời có nhu cầu xin quốc tịch Việt Nam thì có thể làm thủ tục yêu cầu xin quốc tịch Việt Nam tại Sở Tư pháp nơi cư trú tại Việt Nam theo quy định pháp luật.
Phạm Lý (Theo Sổ tay Hỏi - Đáp pháp luật Dành cho người Việt Nam ở nước ngoài, UBNNVNVNONN)
31.117 người gốc Việt Nam không xác định được quốc tịch Bộ Công an đề xuất cấp số định danh và giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. |
Công dân mang hai quốc tịch Việt Nam và Australia được giải cứu thành công từ vùng chiến sự Sudan Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, với sự tận tâm, sự phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm cao trong công tác bảo hộ công dân, các Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập và Saudi Arabia đã giải cứu thành công và đưa về nước an toàn một công dân mang hai quốc tịch Việt Nam và Australia từ vùng chiến sự ở Sudan. |