Việt Nam đề xuất và được thông qua 10 văn kiện, trong đó có 4 Nghị quyết tại HĐBA Liên hợp quốc Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả tháng Chủ tịch HĐBA LHQ 4/2021 của Việt Nam. |
Việt Nam với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Dấu ấn và thông điệp của Việt Nam trên trường quốc tế Với sự chuẩn bị chủ động, kỹ lượng, Việt Nam đã hòan thành xuất sắc trọng trách Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, để lại dấu ấn đậm nét là một thành viên tích cực, chủ động, có trách nhiệm. |
1. Cha, mẹ đều là công dân Việt Nam, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
2. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
3. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu cha mẹ có sự thỏa thuận bằng văn bản về việc chọn quốc tịch Việt Nam vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.
4. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài mà được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam và cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
5. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
6. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai.
7. Người được nhập quốc tịch Việt Nam.
8. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam.
9. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
10. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
11. Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi.
12. Người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ (nếu người con từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người con).
Người đã có quốc tịch Việt Nam mà bị mất quốc tịch Việt Nam, được Chủ tịch nước quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, bị tước quốc tịch Việt Nam thì không còn là công dân Việt Nam.
Người có quốc tịch Việt Nam có thể được chứng minh bằng một trong các loại giấy tờ sau đây:
1. Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ.
2. Giấy chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.
3. Hộ chiếu Việt Nam.
Ảnh minh họa. |
4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam
Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam; Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam; Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm trên, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1)
Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại (1), trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lần thứ hai nhiệm kỳ 2020-2021 Ngày 01/4/2021, Việt Nam đã tiến hành các hoạt động chính thức trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tháng 4/2021. |
4 lao động Việt Nam có thành tích xuất sắc được tuyên dương tại Nhật Bản Danh hiệu “Lao động xây dựng người nước ngoài xuất sắc" là sự ghi nhận nỗ lực không ngừng của các lao động Việt Nam nhằm nâng cao tay nghề, và thích ứng với môi trường làm việc nghiêm ngặt ở Nhật Bản. |