Nhìn lại năm 2022: Khẳng định vị thế, uy tín Việt Nam |
Việt Nam kêu gọi chấm dứt xung đột tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề Ukraine |
Tọa đàm do ông Trần Đắc Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam, ông Đoàn Xuân Hưng - Phó Chủ tịch Quỹ đồng chủ trì.
Tham dự tọa đàm có các đại biểu, nhà nghiên cứu đến từ Bộ Ngoại giao, Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Nghiên cứu châu Âu (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); Đại học Luật Hà Nội; các ủy viên Ban Thường vụ Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam; đại diện các ban, đơn vị thuộc Cơ quan thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam...
Diễn giả Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao (ngoài cùng, bìa trái) trình bày báo cáo tại tọa đàm (Ảnh: Huy Sơn). |
Phát biểu tại tọa đàm, ông Trần Đắc Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam cho biết, xung đột Nga - Ukraine là một trong những điểm nóng bùng phát, chiếm trọn sự chú ý của dư luận trong năm 2022 và đến nay vẫn tiếp diễn, ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình chính trị, an ninh, trật tự thế giới. Tọa đàm được tổ chức sau 1 năm xung đột Nga - Ukraine bùng phát nhằm đưa ra các nhận định, đánh giá về bản chất, mục tiêu, so sánh lực lượng, tác động và khả năng diễn biến của sự kiện quan trọng này.
Tại tọa đàm, các đại biểu đã nghe báo cáo đánh giá tổng quan, tác động và chiều hướng cuộc xung đột Nga - Ukraine và mục tiêu, vai trò của Mỹ trong xung đột do hai diễn giả Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao và ông Nguyễn Đăng Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam trình bày.
Các đại biểu cũng góp ý làm sâu sắc hơn, lý giải nguyên nhân dẫn đến xung đột; mục tiêu của các bên; dự báo xu hướng sắp tới của xung đột; tác động của xung đột đến cục diện thế giới trước mắt và lâu dài; một số hàm ý về chính sách đối với Việt Nam.
Theo diễn giả Nguyễn Hùng Sơn, xung đột Nga - Ukraine gây ra nhiều hệ lụy đối với nền kinh tế toàn cầu như: lạm phát, giá năng lượng gia tăng, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, hệ thống tài chính, thương mại, công nghệ... của thế giới bị phân tách.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, tác động của xung đột này đối với kinh tế thế giới không xấu như lo ngại ban đầu do các quốc gia trên thế giới dần có biện pháp thích ứng. Đáng lưu ý, trong khi nhiều nước rơi vào suy thoái thì nhiều nền kinh tế trong khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam, lại là điểm sáng trong năm qua.
Đối với quan hệ song phương Việt Nam - Liên bang Nga, lĩnh vực kinh tế thương mại, đầu tư, hợp tác kỹ thuật bị ảnh hưởng khá lớn. Việt Nam cần khôi phục, thúc đẩy giao thương với Nga mà không liên quan đến các ràng cuộc từ lệnh trừng phạt phương Tây. Đây là bài toán khó nhưng nhiều nước làm được, trong đó phải kể tới Thái Lan khi nước này đã khai thông được đường bay, du lịch với Nga.
Vị chuyên gia cũng lưu ý đến xu thế đầu tư cho khoa học công nghệ, sử dụng thông tin như một công cụ quan trọng trong cạnh tranh chiến lược của các nước lớn và trong các xung đột. Đây là một mặt trận mới, tác động trực tiếp đến cục diện trên thực địa mà Việt Nam cần nghiên cứu, theo dõi.
Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine dẫn đến thay đổi sâu sắc và lâu dài là sẽ định hình lại cục diện thế giới. Đặc thù của cục diện đó, sức mạnh quốc gia, chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới... là những vấn đề lý luận Việt Nam cần nghiên cứu.
Ông Nguyễn Xuân Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ cho rằng, xung đột Nga - Ukraine là một bước ngoặt đối với trật tự thế giới. Để đảm bảo tự chủ chiến lược trong bối cảnh mới, Việt Nam cần tăng cường nội lực, thúc đẩy kinh tế, cải thiện vị thế quốc gia. Muốn vậy cần cải cách thể chế hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong thời gian tới.
Phát huy hơn nữa vai trò của đối ngoại nhân dân trong gìn giữ hòa bình |
12 cuộc tọa đàm phục vụ nghiên cứu tham mưu |