Cộng đồng người Việt tại Thái Lan: hướng về quê hương; xây dựng tình hữu nghị giữa hai nước Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Thái Lan, ngày 11/5/2022, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã làm việc với Tổng hội người Việt Nam toàn Thái Lan và Hiệp hội Doanh nhân Thái – Việt Nam. |
Hội Rồng vàng châu Âu -1976: Nhiều hoạt động thiện nguyện hướng về quê hương Tại Hội trường Đông Đô, Praha, Séc vừa diễn ra Đại hội lần thứ 2, Dạ tiệc Red@Black và Lễ kỷ niệm 3 năm thành lập Hội Rồng vàng châu Âu -1976 với gần 300 kiều bào tham dự. |
Làm "công việc đặc biệt" trên đất Mỹ
- Rời Việt Nam sang Mỹ, cuộc sống hiện tại của chị như thế nào?
Tôi là một nhà báo, cũng từng kinh doanh qua nhiều việc như mở quán cà phê, mở spa, kinh doanh mỹ phẩm, khách sạn, thẩm mỹ viện, buôn bán nhà đất… Sau khi đến Mỹ, tôi đã tìm hiểu và cảm nhận được về cuộc sống nơi này.
Với bạn trẻ thì sẽ thích cuộc sống Mỹ nhưng với những người lớn tuổi như tôi, sẽ có không ít lạc lõng. Tuy nhiên, tôi là người thích nghi rất nhanh. Đầu tiên tôi học lái xe và tìm cho mình một công việc. Cũng khá may mắn là có vài tờ báo tiếng Việt mời tôi cộng tác. Nhưng làm báo ở Mỹ không “oai” như ở Việt Nam, nên muốn có đủ thu nhập cho cuộc sống, tôi phải làm thêm các việc khác nữa.
Đặng Thị Thanh Hương là một trong những gương mặt thơ nữ để lại những dấu ấn đặc biệt trên văn đàn thơ ca đương đại. |
Các nghề mưu sinh xứ Mỹ rất nhiều, hầu hết là lao động chân tay. Việc càng nặng thì lương cao, mà tôi vốn không quen lao động nặng nhọc. Cuối cùng tìm hiểu và lựa chọn mãi tôi tìm vệc làm thêm là nghề chăm chó, dắt chúng đi dạo mỗi ngày. Tôi bận rộn thực sự với nghề mới, nhưng luôn thấy vui trong tình yêu thương dành cho các vị "khách hàng đặc biệt".
Nhà thơ Đặng Thị Thanh Hương và "công việc đặc biệt" trên đất Mỹ. |
Hai ngày cuối tuần, tôi nhận lời chăm sóc một cụ ông 87 tuổi bị tai biến. Gần 6 tháng thử làm công việc này, mỗi ngày tôi nhận được 125USD, đủ để cảm nhận mọi nỗi vất vả của lao động nơi xứ người.
Những công việc này giúp tôi đỡ buồn, đỡ nhớ quê hương, đồng thời đem lại thu nhập chính đáng, để rồi từ đó tôi dành ra một phần gửi về ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 ở Việt Nam..
-Qua những câu chuyện chị chia sẻ, cuộc sống ở Mỹ không phải màu hồng như mọi người thường nghĩ?
Với nhiều người Giấc mơ Mỹ vẫn là điều gì đó xa vời. Mà cũng đúng thôi vì trên một đất nước tự do như Mỹ, bất cứ giai cấp nào của xã hội bạn cũng sẽ nhận được thành quả tương xứng với lao động mình bỏ ra. Chỉ có điều giấc mơ vốn đẹp, mà thực tại thì phũ phàng. Mỹ không phải là thiên đường như bạn tưởng. Nếu chỉ nghĩ đến Mỹ với tâm thế hưởng thụ thì bạn sẽ phải trả giá về những ảo tưởng ấy. Bạn có thể sẽ trở thành homeless nếu bạn lười biếng và không cố gắng.
Sẽ đi về "Cánh cửa bên kia trời"
- Chị có nhớ Việt Nam không?
Nỗi nhớ những ngày xa quê luôn đau đáu trong tôi. Nhất là những buổi chiều lái xe trở về nhà sau một ngày làm việc. Hoàng hôn mờ tối, những ngôi nhà lúp xúp dưới ánh đèn vàng ảo mờ. Ở xứ người mới cảm nhận hết nỗi buồn của kẻ tha hương, đôi lúc tôi chảy nước mắt vì nhớ quê. Nếu không có sự chịu đựng tốt và vì con cháu chắc tôi đã trở về. Mấy năm dịch Covid-19, sự trở về càng khó khăn hơn. Những tâm trạng ấy tôi gửi cả vào những bài thơ đã viết. Tất cả gói trọn trong tập thơ Cánh cửa bên kia trời vừa ra mắt bạn đọc tại Việt Nam. Cánh cửa bên kia trời gồm 90 bài thơ được chọn lọc trong 300 bài mới viết của tôi.
Tập thơ có 3 phần: Những giấc mơ đàn bà, Nắng vàng phương khác, Cánh cửa bên kia trời. Trong đó, phần 2 “Nắng vàng phương khác” là một triết lí về đời sống hữu hạn và con đường mới sẽ mở ra khi chúng ta về bên kia trời…Cánh cửa bên kia trời sẽ mở ra để chúng ta đi về một kiếp sống khác. Điều này hai năm qua cả thế giới đã có sự trải nghiệm đớn đau bởi đại dịch Covid - 19.
Tất cả nỗi nhớ quê hương được Đặng Thị Thanh Hương gói trọn trong tập thơ Cánh cửa bên kia trời vừa ra mắt bạn đọc tại Việt Nam. |
-Luôn đau đáu nhớ quê hương, chị sẽ trở về chứ?
Tôi sẽ trở về Việt Nam khi mà con gái và cháu ngoại tôi ổn định cuộc sống hơn. Tôi đã định làm điều gì thì sẽ làm cho bằng được. Ba năm qua tôi cũng trở thành thường trú nhân tại Hoa Kì, chỉ cần thêm 2 năm nữa tôi có thể thi quốc tịch để trở thành công dân toàn cầu. Lúc đó tôi sẽ trở về Việt Nam với những trải nghiệm và tôi sẽ viết tiểu thuyết về những người Việt đang sinh sống tại đây.
Với tôi, quê hương vẫn luôn là nơi ấm áp nhất, ở Việt Nam tôi vẫn có ngôi nhà của mình để cuối cùng sau những bước chân phiêu lãng, tôi sẽ lại về nhà. Tôi sẽ về Hà Nội bởi chỉ có ở Hà Nội, tôi mới lại thấy mình được chở che và làm dịu lại những nỗi buồn của một đời thi nhân cô độc.
-Xin cảm ơn những chia sẻ của chị!
CLB Hoàng Sa - Trường Sa tại Séc: Khơi dậy tình yêu quê hương, biển đảo trong trái tim kiều bào Tại nhiều quốc gia như CH Séc, Ba Lan, các câu lạc bộ Hoàng Sa – Trường Sa chính là sợi dây kết nối, khơi dậy lòng tự hào, trách nhiệm của kiều bào đối với quê hương. |
ALOV giao lưu, làm việc với doanh nhân kiều bào trở về xây dựng quê hương Ngày 17/4, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) do Đại sứ Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại Công ty Cổ phần Phát triển và đầu tư Đại Sơn (TP. Chí Linh, Hải Dương). |