Cách ly 8 ngư dân tiếp xúc với người nước ngoài bị nạn trên biển để phòng dịch Covid 8 ngư dân làm việc tại tàu cá cá QNg 97079- TS đã được lực lượng chức năng Quảng Ngãi tiến hành cách ly tập trung với 8 ngư dân tiếp xúc trực tiếp với người nước ngoài bị nạn trên biển. |
Điện Biên: Ngăn chặn Covid 19 từ biên giới Tăng cường các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa ngay từ tuyến biên giới, thực hiện nghiêm việc cách ly, đó là những biện pháp mà tỉnh Điện Biên đưa ra trong công tác phòng chống dịch Covid 19 trên địa bàn. |
Nhà thờ Đức Bà Paris phải tạm ngưng sửa chữa vì dịch. Ảnh TL. |
Họa vô đơn chí...
Khi dịch bùng nổ ở Trung Quốc (TQ), WHO không tuyên bố đại dịch toàn cầu, nước Pháp còn choáng váng với biểu tình Áo vàng, ưu tiên của chính phủ và chính giới vẫn dành cho cuộc cải cách hưu bổng và bầu thị trưởng, việc đối phó với COVID-19 chỉ là hồi hương dân Pháp từ TQ. Rồi sự bất đồng quan điểm của y giới, sự phát hiện thiếu thốn về y cụ, buộc chính phủ lập Ủy ban cố vấn khoa học, nhưng cũng chỉ lấy được vài biện pháp vá víu (sai nhất là coi thường khẩu trang vì đang thiếu hụt trầm trọng, do đã chuyển sản xuất sang TQ). Thế là dấy lên những tranh cãi, kết án, của đủ cánh đối lập cơ hội, thậm chí của một số người siêu lạc quan, cả về sau này còn cho rằng so với tai nạn giao thông, bịnh đủ kiểu, cúm mùa... thì phải dùng kính lúp mới nhìn thấy số tử vong COVID-19, tại sao phải xoắn?
Rồi khi dịch bùng lên, ý thức rằng nhà thương quá tải, thiếu thốn nhân sự, song song với tình hình hoảng loạn ở các nước lân cận, buộc chính phủ (với sự thỏa thuận của đối lập) dời bầu cử đợt hai, quyết định giãn cách, trong sự phân vân ưu tiên cứu cái gì, kinh tế hay y tế? Rốt cuộc, như mọi nền dân chủ u châu, Pháp dành ưu tiên chống COVID-19, kèm theo chương trình phục hồi kinh tế cần có sự hợp tác của toàn bộ Liên u về sau. Rồi vừa hết giãn cách, chưa kịp thở phào, đã nổi lên đợt lây nhiễm thứ hai, với giới nghiêm và giãn cách cục bộ. Giờ thì sống trong lo âu chờ đợi đợt ba, với một virút đột biến đã có mặt ở nhiều nơi, đe dọa “vượt tầm kiểm soát” bất chấp hai ba thứ vắc-xin.
Dù sao, suốt năm 2020 dân Pháp đã nhập cuộc… như nạn nhân. Năm 2019 làm ăn bầm dập, ngày lễ lạc cuối năm cũng không bán buôn trôi chảy vì biểu tình, đình công, đập phá. Tiếp theo mùa dịch nữa thì thật sự tiêu điều, 80% dân Pháp bị ảnh hưởng, số người nhận thực phẩm trợ giúp tăng 20%; khoảng 4 triệu việc làm trong các ngành nghề dễ bị tổn thương có thể mất; phương tiện giao thông đại chúng thiết yếu (mỗi ngày hàng triệu người đi làm bằng metro hoặc bus) bị giới hạn hay đình chỉ, gây khốn đốn cho hàng loạt xí nghiệp, cơ quan; tiệm ăn, cà-phê, cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa; sinh hoạt thể thao và văn hóa… chết cứng. Để ủng hộ tiệm sách bị đóng cửa, các mặt bằng lớn cũng đóng gian hàng sách báo của mình. Cảnh dăm người quây quần với kẻ bất động chằng chịt dây nhợ trong bệnh viện Pháp, hai dãy áo quan trong căn phòng dài câm lặng bên Ý, hố chôn tập thể cho người không thân nhân trên đảo Hart ở Mỹ… là những ám ảnh khốc liệt.
Về phía nhà nước, đêm nào Bộ trưởng và Giám đốc Y tế cũng trình bày chính sách, nhắc nhở các “cử chỉ rào cản”, tường trình số ca nhiễm, chết, hồi sức… trong ngày. Trong phòng họp báo, chỉ một ký giả đại diện đặt câu hỏi cho tất cả. Một số biện pháp đặc biệt được lấy cấp tốc, nhằm cải thiện cơ cấu bệnh viện, tăng lương nhân viên. Trái với đội ngũ y tế Việt Nam hay TQ được nai nịt bộ đồ bảo hộ như bộ vó phi hành gia, đội ngũ y tế Pháp chỉ khoác tấm áo choàng mong manh với khẩu trang, như lúc bình thường. Và dù hầu hết coi như bị dính virut, đừ lắm họ mới nghỉ một vài bữa; giường dành hết cho bệnh nhân COVID-19, mọi điều trị kể cả phẫu thuật không khẩn cấp đều dời lại. Bệnh viện tư, sinh viên y khoa năm cuối, nhân viên về hưu... được kêu gọi giúp sức, nhiều khi tự xung phong, và có vài tình nguyện viên đã bỏ mạng. Số người chết quá cao trong các nhà dưỡng lão cũng buộc cơ quan thị chính cố gắng thêm, đặc biệt cho người cao tuổi sống cô độc. Sau vụ đại hạn năm 2003 làm chết khoảng 19500 cụ, nhân viên tòa thị chính thường điện thoại hỏi han, nhắc nhở uống nước, nay giãn cách thì thêm mục cung cấp cả bữa ăn (nông sản, hải sản... an toàn, đủ dinh dưỡng) miễn phí hoặc trả theo mức hưu bổng thấp nhất.
Một bức tượng đeo mặt nạ dọc theo quảng trường gần tháp Eiffel ở Paris. Ảnh AP. |
Những mối tình giãn cách
Về phần công dân, mỗi đêm trong đợt giãn cách đầu, đúng 20 giờ, tivi đang nói tin tức ngưng vài phút để chiếu cảnh dân chung cư khắp nước đứng ở lan can đập gõ nồi niêu la to “Cám ơn” đội ngũ y tế, trong khi đèn tháp Eiffel cũng rực sáng chữ MERCI. Để phản ứng vẫn có người ra đường, tivi chiếu một nữ y tá đã nói như gào lên “Xin quý vị chịu khó ở nhà giùm. Quý vị cám ơn làm gì khi vẫn ra ngoài khiến chúng tôi thêm nhọc”. Nếu tại nhiều chung cư, người ta sáng tạo các trò chơi, câu đố, đàn hát giữa các dãy nhà đối diện, củng cố tinh thần nhau, từ đó xuất hiện những mối tình “ban công”, thì cũng có 30% giới sinh viên bị trầm cảm, đồng thời nạn bạo hành trẻ con hay gia đình tăng lên (có nơi đến 83%), khiến nhiều đường dây nóng hoạt động 7/7 - 24/24 phải được thiết lập thêm.
Chương trình tivi nào cũng mời y sĩ tổng quát và chuyên gia dịch bệnh, vi khuẩn, thuốc men, y sử… trả lời mọi câu hỏi và hướng dẫn, rộn ràng ra rả suốt ngày. Nhiều nơi, tự động từng khu kêu gọi nhau dùng chăn cũ còn tốt may áo khoác, khẩu trang, tặng nhân viên y tế, đội ngũ vệ sinh; phong trào rốt cuộc kêu gọi được cả 3000 người, nay bắt đầu biến thành các lớp dạy hàm thụ may vá. Nhiều nơi thanh niên đi từng nhà, mua giúp vật dụng xong đặt trước cửa. Nhiều sinh hoạt tương trợ nở rộ, ở tỉnh nhiều tiệm ăn tự nguyện cung cấp thức ăn miễn phí (có cả tiệm Việt, với bún thịt nướng) cho đội ngũ y tế. Một số công ty điện thoại thuê bao cho thêm giờ, rồi cho dùng miễn phí, thả cửa.
Tây mà gặp nhau không rộn ràng hun hít thì cũng mất 50% chất Pháp. Nhưng nói chung, mọi người đều tôn trọng nguyên tắc “rào cản”, dù vậy vẫn có người vác giường cá nhân tới nằm ở viện dưỡng lão đòi phải... cho gặp mẹ! Hoặc bất chấp tội gây nguy hiểm cho người khác, đám trẻ vẫn tổ chức các buổi nhảy nhót hàng ba trăm người trong lần giãn cách tháng 11 vùng Paris, rồi mới đây một vũ nhạc hội quẩy (rave-party) hơn 2500 mạng có người nhiều nước tham dự ở vùng Bretagne.
Đại sứ VN tại Pháp - Nguyễn Thiệp đã tổ chức trao hơn 15.000 chiếc khẩu trang y tế cho cộng đồng người Việt Nam tại Pháp cũng như các hội đoàn và chính quyền địa phương nước sở tại chống COVID-19. Ảnh: Báo Quốc tế. |
Thay đổi để sống...
Về kinh tế, nếu Pháp cũng như trên khắp thế giới, một số xí nghiệp và cửa hàng cao cấp hay bình thường bị phá sản, sa thải nhân viên, thì ngược lại, một số ngành (thực phẩm, y tế, tin học) và siêu thị lớn lại tiếp tục tuyển người, vì dân tiêu dùng mua nhiều hơn và di chuyển ít hơn. Dịch vụ giao hàng tại nhà tăng 300%, như chuỗi cửa hàng đông lạnh Picard lớn nhất nước Pháp có thêm 5 triệu rưỡi khách hàng từ mùa dịch. Các tiệm ăn dù nhỏ cũng giao bữa tận nhà, và trong tinh thần đó, Carrefour là chuỗi siêu thị lớn hợp tác với Uber Eat tất bật ngược xuôi. Giãn cách kéo dài, các bà các cô bỗng thấy cần giải sầu mua áo quần, giày dép, và các ông dụng cụ thể thao, làm vườn, dạy con nhỏ ở nhà, việc mua bán qua mạng cũng thăng hoa. Nhiều mặt hàng đại hạ giá. Nhưng nói chung, nếu thương mại điện tử tăng 4, 5 lần, thì nạn lừa đảo qua mạng cũng tăng 33%, và hàng gửi bưu điện không đến tay người mua cũng bộn.
Nhưng đó là “chuyện nhỏ” so với nhiều hiện tượng nhân tình xã hội đáng buồn hơn: hai y tá giấu mặt, phá giọng, nói họ rất đau lòng vì quá tải nên đội ngũ y tế phải... chọn lựa; nhiều người cao tuổi phải chết trong lặng lẽ, cô đơn khi người nhà không dám đến tiễn biệt vì “không muốn bị lây”; người Á châu bị kỳ thị vì nhầm là Trung Hoa; hoặc ngay cả nhân viên y tế được tung hô như anh hùng, cũng bị kỳ thị dưới nhiều hình thức (không cho đậu xe trước cửa, bị đuổi khỏi nhà thuê…).
Mặt khác, lối làm việc trên mạng trước kia chỉ là một thử nghiệm đối với nhiều dịch vụ thì bây giờ sẽ là cách làm việc ngày mai, lại khá thích hợp với giới trẻ, dù đòi hỏi nhiều khả năng và kỷ luật mới. Một số khách sạn nhân dịp ế khách đã chuyển sang dịch vụ cho thuê phòng làm việc trên mạng. Hoặc nảy sinh khuynh hướng thuê phòng cạnh sông biển hay đồng quê thoáng đãng để làm việc từ xa tại nhà, wifi phải mạnh. Người ta cũng lập ra những mạng lưới khu vùng, kêu gọi mua bán DansMaZone (Trong Vùng Của Tôi), đừng mua của Amazon. Và tinh thần đoàn kết thể hiện qua việc ban giám đốc vài siêu thị lớn đến các tiệm nhỏ hướng dẫn cách buôn bán qua mạng để họ không bị thiệt thòi. Cũng thêm hiện tượng bất ngờ là từ dự báo nhiều đại dịch tương tự sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong tương lai, đám thị dân có tiền bỗng muốn dời đô về vùng ít người, số nhà bán ở các vùng quê tăng vọt.
Dân Pháp thì cái gì cũng phản đối, cự nự cái đã. Bất cứ giới nào việc gì, cũng phải en colère, nổi giận. Khi không đủ khẩu trang thì chê trách chính phủ, có khẩu trang lại biểu tình phản đối nói mang thì mất tự do. Trước kia hăm hở đòi phải có vắc-xin, giờ có rồi thì số người hăng hái đòi chích giảm đi và số người không hề muốn chích tăng lên. Người ta đổ thừa tại phe cực hữu gây hoang mang trong dân chúng, rằng đem các cụ trong viện dưỡng lão làm vật thí thân, còn nhân viên y tế thì hầu như họ đã bị dính dịch hết rồi nên miễn nhiễm, có chích hay không cũng vậy thôi, đừng hòng đem họ ra để trấn an dân chúng. Giờ sao, đột biến của virut ngoài tầm kiểm soát, chích hay không chích ? Không chích thì có bị lên danh sách như Tây Ban Nha không ? Có chính trị gia còn khích tổng thống và thủ tướng cứ chích trước đi! Phát mệt!
Cách ly 8 ngư dân tiếp xúc với người nước ngoài bị nạn trên biển để phòng dịch Covid 8 ngư dân làm việc tại tàu cá cá QNg 97079- TS đã được lực lượng chức năng Quảng Ngãi tiến hành cách ly tập trung với 8 ngư dân tiếp xúc trực tiếp với người nước ngoài bị nạn trên biển. |
Đối ngoại nhân dân nâng cao hình ảnh Việt Nam trong phòng chống dịch COVID -19 Ngày 6/10, Ban đối ngoại Trung ương phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác đối ngoại nhân dân quý III năm 2020. |
Doanh nhân Việt kiều tìm hướng xuất khẩu nông sản và trang thiết bị y tế mùa dịch COVID -19 Ngày 10/9, Hiệp Hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia tổ chức Hội thảo trực tuyến nhằm tháo gỡ và tìm hướng xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và trang thiết bị vật tư y tế của Việt Nam vào thị trường Malaysia trong tình hình ảnh hưởng của dịch COVID-19. |