Vì sao trẻ nghịch ngợm và bất tuân quy tắc thường hạnh phúc? |
Bạn là cha mẹ bình thường hay thông thái, nhìn 10 bức ảnh sau là biết |
Hại con vì thói quen cho trẻ quá 5 món đồ |
Brightside liệt kê 12 câu vô nghĩa và có thể làm tổn thương trẻ. Bố mẹ cần tránh những câu này thay vào đó hãy sử dụng cách tiếp cận khác khi trò chuyện với con, nhằm tạo ra một tổ ấm an toàn và lành mạnh cho trẻ.
Bố mẹ thường dùng câu “con giỏi lắm” để khen con trong mọi trường hợp. Tuy nhiên nên tránh dùng lời khen này vì nó quá chung chung, đôi khi nó trở nên vô nghĩa với trẻ, tệ hơn sẽ khiến trẻ trở nên ngạo mạn, nghĩ rằng mình quá xuất chúng. Thay vì nói câu trên, hãy ngợi khen hành động cụ thể của trẻ, đồng thời khuyến khích trẻ tự nhận xét về mình và biết tự hào về những việc mình đã làm được. Hãy nói: “Con chắc hẳn tự hào về thành tích của mình lắm” hoặc “Con hoàn thành bài tập đó rất nhanh”.
Với câu nói trên, người mẹ muốn đưa hình tượng người bố ra để dọa nạt cho trẻ sợ, với mong muốn trẻ sẽ dừng ngay hành động chưa phù hợp của trẻ lại. Song, câu nói này lại không giúp ích gì. Thông thường khi bố quay trở về nhà, trẻ sẽ quên ngay lập tức trước đó từng làm điều gì sai trái. Hơn nữa, việc lôi bố hoặc mẹ ra dọa trẻ khiến bạn mất uy trong mắt đứa trẻ. Hãy tự mình giải quyết vấn đề, cố gắng giải thích cho trẻ tại sao bạn lại không hài lòng với hành vi đó của trẻ. Nên nói: “Con đừng làm như vậy thêm lần nào nữa. Mẹ cảm thấy phiền lòng vì…”
“Hôm nay con đi học thế nào”, “ngày hôm nay thế nào” đều là những câu hỏi tối nghĩa, không kích thích trẻ trả lời. Nếu trẻ có trả lời, cùng lắm câu trả lời đó chỉ vỏn vẹn 2-3 từ. Nếu thực sự quan tâm đến một ngày của con, hãy hỏi cụ thể hơn để kích thích trẻ trả lời một cách chi tiết. Ví dụ: “Điều gì con thấy tuyệt vời nhất trong ngày hôm nay?”
Với câu nói trên, bố mẹ mang lại cho trẻ cảm giác bị áp đặt và vô tình tước đi sự hào hứng khi được thưởng thức món ăn theo cách của riêng trẻ. Có thể trẻ vẫn sẽ ăn hết cơm, nhưng là trong trạng thái bị ép buộc, để đạt được mục đích “ăn hoa quả” sau đó. Hoặc trẻ sẽ từ chối luôn cả hai, đó là bỏ cả ăn cơm và ăn hoa quả như một cách để chống đối bố mẹ.
Trong trường hợp này, hãy lắng nghe nhu cầu của con, sau đó hướng dẫn cho con. Con sẽ hợp tác tùy vào sự kiên nhẫn của bố mẹ. Câu nói thay thế nên là: “Đầu tiên chúng mình cùng ăn hết cơm, sau đó ăn hoa quả con nhé”.
Khi muốn trẻ làm việc gì đó nhanh hơn, bố mẹ thường luôn miệng thúc giục, ra lệnh, dọa chúng nếu không nhanh sẽ bị trễ hoặc bị gì đó. Tuy nhiên cách này không hiệu quả. Bạn sẽ thấy dường như chúng cố tình chậm chạp hơn để trêu tức bạn. Vì vậy thay vì nói “nhanh lên”, hãy nói “hai mẹ con mình cùng nhanh tay/ nhanh chân hơn nào” hoặc “cùng xem mẹ hay con ai đi giày trước nhé”.
Nếu bố mẹ thường nói câu trên, trẻ dần sẽ hình thành suy nghĩ “đừng hỏi hay nói chuyện với bố mẹ, vì bố mẹ luôn bận và không bao giờ trả lời đâu”. Điều này thực sự nguy hiểm, bởi bố mẹ sẽ gặp khó khăn trong quá trình nuôi dạy trẻ khi trẻ không còn muốn chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ với bố mẹ. Vì thế, luôn nhớ dù đang bận rộn hay mệt mỏi mà trẻ muốn hỏi gì đó, hãy bình tĩnh hỏi lại con: “Con có chuyện gì thế” hoặc “Con chờ mẹ vài phút rồi nói được không”.
Đứa trẻ quá nhỏ để thực sự hiểu xấu hổ là gì. Câu nói này không giúp trẻ hiểu tại sao việc trẻ đang làm lại là sai trái. Hơn nữa, việc thường xuyên bị chê bai mà không hiểu nguyên do, khiến trẻ trở nên hung hãn hơn. Vì thế hãy cố gắng giải thích cho trẻ về hành vi sai trái và giúp trẻ tránh vi phạm lần sau. Hãy nói với trẻ rằng “việc con làm khiến mẹ buồn bởi vì…”.
Khóc là cảm xúc tự nhiên mà ai ai cũng có, với trẻ cũng vậy. Khi ra lệnh trẻ phải nín khóc ngay lập tức, bố mẹ đang từ chối cảm xúc của trẻ và khiến trẻ cảm thấy cảm xúc là điều không quan trọng. Thay vì nói vậy bố mẹ hãy nói “chuyện gì xảy ra với con vậy”, “điều gì khiến con khóc”, hoặc đơn giản là không nói gì cả và ôm trẻ vào lòng.
Bố mẹ nói câu này vì muốn trấn an nỗi sợ trong trẻ nhưng thực tế trẻ càng thấy bất an hơn. Hãy bày tỏ sự cảm thông với nỗi sợ của trẻ và nói như sau: “Bố mẹ biết con đang sợ hãi, nhưng có bố mẹ ở đây rồi”.
Câu này chỉ mang tính chất dọa nạt trẻ, không đưa ra chỉ dẫn và cho trẻ biết tại sao trẻ phải dừng làm điều gì đó. Câu nói này cũng khiến trẻ cảm thấy trẻ không có quyền gì hết và luôn bị bố mẹ kiểm soát mọi thứ. Hãy nói rõ ràng hơn, ví dụ như: “Đã đến giờ tắt ti vi và ngồi vào bàn học rồi con”.
Câu so sánh này không khôn ngoan chút nào, không có tác dụng khích lệ trẻ mà chỉ khiến trẻ thấy mình kém cỏi. Thay vì thế hãy cố gắng dạy trẻ những điều trẻ chưa biết. Có thể nói: “Để mẹ dạy con cách làm nhé”.
Câu nói này chỉ khiến trẻ càng cảm thấy tồi tệ khi không đáp ứng kỳ vọng của bố mẹ. Hãy cố gắng mô tả chi tiết cảm xúc của bạn, lý do vì sao mà tránh dùng từ “thất vọng”. Có thể nói: “Việc còn làm khiến mẹ buồn bởi vì…”.