Việt Nam - Liên bang Nga hợp tác liên trường trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ thông tin |
Tăng cường giao lưu nhân dân Việt Nam – Liên bang Nga |
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Phạm Linh |
Tham dự hội thảo có các chuyên gia, bao gồm đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, các cơ quan, bộ phận phụ trách hoạt động quốc tế của các cơ sở giáo dục Việt Nam, ban lãnh đạo các trường đại học, đại diện TTKHVH Nga, đại diện các trường đại học Nga.
Ông Vladimir Murashkin, Giám đốc TTKHVH Nga tại Hà Nội, cho biết, từ năm 2020, hằng năm Chính phủ Liên bang Nga cấp 1000 chỉ tiêu học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại Liên bang Nga theo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập. Việt Nam là một trong số ít quốc gia được Chính phủ Liên bang Nga cấp số lượng học bổng nhiều như vậy.
Hiện nay, đào tạo ở Nga bao gồm 54 nhóm ngành lớn được gọi là các hướng đào tạo mở rộng, gồm 290 ngành, khoảng 5500 chuyên ngành hẹp với khoảng 19000 chương trình đào tạo.
Giám đốc TTKHVH Nga tại Hà Nội Vladimir Murashkin. Ảnh: Phạm Linh |
“Trong các cuộc thi Olympic Tiếng Nga, chúng tôi đã hỏi thanh niên Việt Nam về chuyên ngành và cơ sở đào tạo họ muốn học tập. Phần lớn thí sinh trả lời muốn học ngành công nghệ thông tin. Nhưng chỉ duy nhất một người trong số đó khẳng định muốn được học tập tại Đại học Kỹ thuật Quốc gia Moscow (MSTU) mang tên Bauman. Các thí sinh còn lại chọn ngành học này đơn giản vì họ hứng thú với việc nghiên cứu máy tính và trò chơi điện tử trên máy tính”, ông Vladimir Murashkin cho biết.
Chỉ có 4% ứng viên đăng ký học tập chuyên ngành Khoa học máy tính và thông tin, 11% đăng ký ngành Bảo mật máy tính trên cổng hệ thống thông tin Education-in-russia.com. |
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Tuấn Anh, Trưởng ban Ban Hợp tác và Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) cho biết, trong định hướng nghề nghiệp của thanh niên Việt Nam, các trường trung học phổ thông và chương trình đào tạo bậc phổ thông đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có chương trình đào tạo phù hợp giúp bạn trẻ khám phá sở thích, tài năng bản thân và nhu cầu nghề nghiệp của xã hội.
Thế hệ thanh niên hiện nay sống trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo (AI), máy học, dữ liệu lớn, blockchain và Internet vạn vật (IoT) đang thay đổi nhanh chóng cách chúng ta sống và làm việc. Do đó, lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay chịu nhiều ảnh hưởng từ mạng xã hội và áp lực cuộc sống (thu nhập, địa điểm làm việc sau khi ra trường). Trong khi đó, nhiều ngành nghề dự báo sẽ biến mất trong tương lai, như hướng dẫn viên du lịch, lễ tân khách sạn, lập trình máy tính. AI có thể lập trình máy tính thay con người.
Tiến sĩ Lê Tuấn Anh, cho biết thêm, VNU hiện đang hợp tác với nhiều trường đại học hàng đầu tại Nga, như Đại học tổng hợp liên bang Viễn Đông (FEFU), Đại học Hàng không Moscow (MAI), Đại học Năng lượng Moscow (MPEI), Đại học tổng hợp Hữu nghị các dân tộc Nga (RUDN). VNU cũng cập nhật các chương trình đào tạo mới từ các trường đại học Nga và ứng dụng giảng dạy tại VNU, như chương trình kỹ thuật hàng không hợp tác với MAI, chương trình kỹ thuật máy tính hợp tác với MPEI.
Ông Lê Tuấn Anh đề xuất một số biện pháp hợp tác trong thời gian tới, như tăng cường liên kết giữa các trường đại học hàng đầu của Việt Nam và Liên bang Nga, xem xét phát triển các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh; thúc đẩy các chương trình giao lưu văn hoá, tăng trải nghiệm cho sinh viên Nga và Việt Nam; phát triển chương trình chính sách phát triển (DPO) giữa các trường đại học; thành lập liên kết hiệp hội đại học Việt - Nga và trung tâm nghiên cứu chung Việt - Nga. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các đơn vị này.
Bà Natalia Menshikova, Phó trưởng phòng các nước Châu Á - Thái Bình Dương, Ban Quan hệ hoạt động Quốc tế, Đại học Kinh tế Nga mang tên Plekhanov, phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Phạm Linh |
Tiến sĩ Trần Đại Hải, Phó Trưởng ban Hợp tác quốc tế, Học viện Hành chính Quốc gia (NAPA), cho biết hiện tại NAPA đang hợp tác chặt chẽ với Học viện Kinh tế và Hành chính Quốc gia trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (RANEPA). Trong thời gian tới, hai bên sẽ tiến hành trao đổi đoàn, ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU). 100 cán bộ thuộc lĩnh vực hành chính công của Việt Nam sẽ tham gia khoá học ngắn hạn tại RANEPA.
Chia sẻ với Tạp chí Thời Đại, bà Natalia Menshikova, Phó trưởng phòng các nước Châu Á - Thái Bình Dương, Ban Quan hệ hoạt động Quốc tế, Đại học Kinh tế Nga mang tên Plekhanov, cho biết hiện trường đào tạo hơn 50 ngành học. 400 sinh viên Việt Nam đang theo học tại đây. Các ngành học phổ biến nhất đối với sinh viên Việt Nam là kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, thương mại, quản lý khách sạn, quảng cáo - truyền thông công chúng và du lịch.
Trong chuyến công tác tới Việt Nam lần này, đại diện Đại học Kinh tế Nga mang tên Plekhanov và Đại học Thương Mại (Hà Nội) đã hoàn tất tiến trình đàm phán ký kết thoả thuận hợp tác. Theo đó, trong thời gian tới, hai bên sẽ tiến hành trao đổi sinh viên và giảng viên, phối hợp tổ chức chương trình giao lưu văn hoá và hội thảo khoa học.
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội Ngày cuối tuần tháng Ba, thủ đô Hà Nội có mưa nhỏ, trời se lạnh. Căn bếp nhỏ của Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại phố Kim Mã tràn ngập sự ấm áp. Tại đây, chị Anna Voznesenskaya, bếp trưởng nhà hàng Nga “Ushanka”, đang hướng dẫn các bà, các mẹ và bạn trẻ Việt Nam nấu món súp củ cải đỏ (Borscht) đặc trưng của “xứ sở Bạch Dương”. |
Lễ hội tiễn mùa đông của người Nga tại Hà Nội Mỗi năm, vào dịp cuối tháng hai, đầu tháng ba, Lễ hội Tiễn mùa đông (Maslenitsa) lại được tổ chức trên khắp mọi miền nước Nga Trong dịp này, người dân Nga rộn ràng tiễn biệt mùa đông lạnh lẽo, cũng là để chào đón, hy vọng một mùa xuân mới tràn đầy sức sống sớm quay trở lại. Năm nay, lễ hội này đã được tổ chức tại nhiều cơ sở giáo dục tại Việt Nam. |