Cà Mau phát huy tối đa nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

2025-01-17 18:43:40
Nhiều điểm sáng trong thu hút, vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Cà Mau
Cà Mau trưng bày trên 60 hình ảnh tư liệu quý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, hiện nay có 26 tổ chức PCPNN đăng ký hoạt động tại tỉnh Cà Mau; trong đó, có 14 tổ chức đã triển khai thực hiện chương trình, dự án cho tỉnh, chủ yếu trên các lĩnh vực: y tế, giáo dục, nhà ở, cầu nông thôn, nước sạch, người khuyết tật, trợ cấp học bổng, quà cho người nghèo, biến đổi khí hậu. Năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phê duyệt, tiếp nhận 12 khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, với tổng vốn hơn 25,6 tỉ đồng, trong đó, cam kết viện trợ của các tổ chức PCPNN trên 21,4 tỉ đồng. Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau tiếp nhận 19 dự án, với tổng giá trị gần 73 tỉ đồng, giá trị cam kết tài trợ của các tổ chức PCPNN gần 71 tỉ đồng.

Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phát biểu tại buổi làm việc.

Các khoản viện trợ tại tỉnh Cà Mau hướng đến việc hỗ trợ xây dựng trường học, nhà ở, trồng rừng, phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ em có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng do hạn mặn, hệ thống nước sạch cho trường học, xây dựng cầu giao thông nông thôn. Theo UBND tỉnh, nhìn chung các khoản viện trợ đều có hiệu quả thiết thực, góp phần vào mục tiêu an sinh - xã hội, cải thiện đời sống người dân vùng dự án.

Cũng theo UBND tỉnh Cà Mau, phần lớn các đoàn khách, các tổ chức PCPNN đến Cà Mau đều tuân thủ những quy định của Pháp luật Việt Nam; hoạt động đúng tôn chỉ mục đích, nội dung, lịch trình đã đăng ký. Các cơ quan, đơn vị tham gia vận động viện trợ khi quan hệ, tiếp xúc với đối tác nước ngoài thường xuyên báo cáo UBND tỉnh và các ngành chức năng để phối hợp, quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài, từ đó đã kịp thời ngăn chặn, không để các hoạt động phức tạp xảy ra trên địa bàn. Hầu hết các chương trình, dự án được tổ chức triển khai đảm bảo đúng tiến độ thời gian và các nội dung đã ký kết. UBND tỉnh cũng chỉ đạo chặt chẽ công tác tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản viện trợ theo quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác vận động viện trợ.

Tuy nhiên, công tác PCPNN tại địa phương cũng còn một số hạn chế nhất định. Cụ thể, một số tổ chức chưa tuân thủ theo quy định, thường triển khai dự án trực tiếp xuống địa phương không qua quy trình tiếp nhận; xu hướng đầu tư, tài trợ của một số tổ chức PCPNN với nguồn vốn không lớn nhưng số lượng người nước ngoài tham gia đoàn hoạt động khá đông, thậm chí có nhiều trường hợp kết hợp với tham quan du lịch; một số tổ chức PCPNN có giấy phép hoạt động nhưng chưa có chương trình, dự án tại Cà Mau. Bên cạnh đó, thông tin về tình hình, bản chất và hình thức hoạt động của các tổ chức PCPNN còn hạn chế…

Bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân phát biểu.

Tại buổi làm việc, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Tỉnh Cà Mau luôn tận dụng, phát huy tối đa nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức PCPNN góp phần vào sự phát triển của địa phương, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Địa phương luôn mong muốn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, nhất là việc thiết lập cơ chế thông tin chia sẻ nhanh nhằm sớm nắm bắt thông tin, sớm triển khai thực hiện các chương trình, dự án.

Thay mặt Đoàn công tác, bà Đỗ Thị Kim Dung, Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà tỉnh đạt được trong công tác vận động viện trợ, quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh. Bà Đỗ Thị Kim Dung cũng đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm đến công tác PCPNN, thúc đẩy, tận dụng tối đa các nguồn lực vận động viện trợ đối với những lĩnh vực địa phương ưu tiên tập trung đầu tư trong thời gian tới. Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương để có sự phối hợp liên ngành trong việc chia sẻ thông tin, xử lý các vấn đề liên quan đến công tác PCPNN, khai thác phát huy các nguồn lực viện trợ… Bà Đỗ Thị Kim Dung cũng cho rằng, các tổ chức PCPNN quy mô lớn đang có chương trình, dự án tại tỉnh sẽ là cơ hội để địa phương tiếp tục kêu gọi đầu tư, viện trợ vào các vấn đề thuộc lĩnh vực ưu tiên, cấp thiết của địa phương.

* Chiều cùng ngày, Đoàn công tác của Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN đã tổ chức đi khảo sát thực tế và làm việc với Ban Quản lý dự án tăng cường sự thích ứng dựa vào cộng đồng với biến đổi khí hậu (BĐKH) vùng ven biển tại xã Khánh Tiến, huyện U Minh, do Tổ chức Bánh mì cho thế giới (Đức) tài trợ.

Bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân cùng đoàn công tác làm việc với Ban Quản lý dự án tại xã Khánh Tiến.

Tại buổi làm việc, ông Lâm Văn Vốn, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Tiến cho biết, dự án được triển khai từ 1/1/2023 đến 31/12/2025 với tổng kinh phí 230.000 EUR; trong đó, vốn tài trợ là 200.000 EUR, vốn đối ứng là 30.000 EUR. Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường năng lực thích ứng BĐKH của địa phương tại 12 ấp thuộc xã, đồng thời tạo sinh kế đa dạng và bền vững cho cư dân trong khu vực dự án.

Cũng theo ông Lâm Văn Vốn, đến thời điểm hiện tại, dự án đã tổ chức 1 lớp tập huấn về BĐKH và các phương pháp thích ứng với BĐKH cho đội ngũ cán bộ tham gia dự án, đặc biệt là lực lượng cán bộ cơ sở. Hoạt động này giúp đội ngũ cán bộ cơ sở có thêm kiến thức để chia sẻ lại cho người dân trong cộng đồng biết cách phòng, tránh thiên tai, thích ứng với BĐKH. Dự án được triển khai không chỉ giúp năng cao năng lực cho cán bộ quản lý dự án mà còn tạo sinh kế mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, người dân với nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả tại xã Khánh Tiến như mô hình nuôi tôm, cua, gà, vịt...

Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Quản lý dự án tại xã Khánh Tiến.

Tại buổi làm việc, bà Đỗ Thị Kim Dung đề nghị địa phương tiếp tục làm việc với nhà tài trợ để nhà tài trợ hiểu thêm về tính chất công việc, đặc thù của địa phương, để bảo đảm những người tham gia dự án đều được hưởng lợi từ dự án. Đồng thời mong muốn Ban quản lý dự án tích cực chia sẻ những kiến thức đã được tập huấn đến rộng rãi bà con nhân dân trong vùng. Theo bà Dung, thành công của dự án này là sẽ một trong những động lực để Tổ chức Bánh mì thế giới cũng như các tổ chức PCPNN tiếp tục hỗ trợ cho địa phương.

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch từ Famtrip
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau vừa tổ chức đoàn Famtrip gồm các cơ quan thông tấn báo chí; doanh nghiệp du lịch lữ hành trong và ngoài tỉnh tham gia khảo sát tuyến du lịch tại các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn các huyện: Ngọc Hiển, Phú Tân, Trần Văn Thời nhằm giới thiệu điểm đến du lịch Cà Mau với các đơn vị lữ hành và du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2024”.
Hỗ trợ các hộ gia đình và trường học tại Cà Mau ứng phó với hạn hán năm 2024
Ngày 11/10, tại Trung tâm văn hoá xã Khánh An (huyện U Minh, tỉnh Cà Mau), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổ chức Save the Children International - Văn phòng đại diện tại Việt Nam (Tổ chức Cứu trợ trẻ em) tổ chức lễ triển khai Dự án cứu trợ khẩn cấp bằng tiền mặt cho hộ gia đình khó khăn và trường học bị ảnh hưởng sau hạn hán năm 2024 tại huyện U Minh.
Cà Mau tập trung triển khai nhiều dự án mang tính chiến lược dài hạn để thu hút đầu tư
“Hiện nay tỉnh Cà Mau đã và đang tập trung triển khai nhiều dự án mang tính chiến lược dài hạn, nhất là các tuyến đường giao thông, kết nối vùng, liên vùng, quy hoạch và phát triển kinh tế vùng ven biển, tạo ra nhiều không gian và dư địa để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới”. Ông Lâm Văn Bi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết như trên tại buổi họp mặt Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) năm 2024, do Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức, diễn ra chiều 11/10 tại Cà Mau.

Nguồn bài viết : Bóng đá TBN

Top