SÁCH HAY THỐNG KÊ

“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội

2024-12-20 18:52:11
Việt Nam - Liên bang Nga hợp tác liên trường trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ thông tin
Tăng cường giao lưu nhân dân Việt Nam – Liên bang Nga

Với nguyên liệu chính là củ cải đỏ, sườn heo và các loại rau củ như khoai tây, bắp cải, hành tây, cà rốt… trong vòng 2 giờ đồng hồ, chị Anna đã chế biến xong món súp củ cải. Nước dùng được hầm từ sườn heo, khoai tây và bắp cải thái nhỏ. Trong một nồi khác, đầu bếp xào mềm hành tây, cà rốt, cà chua và củ cải đỏ cùng một chút dầu ăn.

Đầu bếp Anna hướng dẫn cách làm súp củ cải đỏ. Ảnh: Phạm Linh
Tên gọi Borshch bắt nguồn từ tên của một loại thực vật nấu ăn của người Slav, chính là củ cải đỏ. Món súp này xuất phát từ nước Nga cổ Kiev, sau này được phổ biến trong các dân tộc người Slav và người Đông Âu (Belarus, Ba Lan, Bulgaria..).

Chị Anna cho biết: “Cho đến nay, có hàng chục công thức nấu súp củ cải để phù hợp với điều kiện tự nhiên và khẩu vị của người dân tại nhiều vùng miền và quốc gia khác nhau. Vào kỳ lễ ăn chay của Chính thống giáo, các bà nội trợ sẽ dùng đậu đỏ để hầm nước dùng thay cho thịt. Tuy nhiên, dù chế biến theo công thức nào thì củ cải đỏ vẫn là nguyên liệu quan trọng nhất. Nếu thiếu củ cải đỏ, món ăn sẽ được gọi là súp bắp cải (Shchi), một món ăn truyền thống khác của Nga”.

Đầu bếp chia sẻ “bí quyết” tạo nên hương vị của món ăn này là chọn được củ cải ngon. Các bà nội trợ hãy chọn củ cải có vỏ héo và màu đen. Những củ như vậy sẽ có ruột màu đỏ và vị ngọt. Lưu ý quan trọng là món ăn cần được hầm trong nhiều giờ trên lửa nhỏ và không đậy vung để món ăn giữ được màu đỏ đặc trưng. Người Nga thường nấu súp củ cải với lượng lớn và sử dụng vào ngày hôm sau bằng cách hâm nóng lại.

Nguyên liệu chính để chế biến món ăn là củ cải đỏ, cà rốt, khoai tây... Ảnh: Hoàng Yến
“Nguyên liệu chế biến súp củ cải có thể dễ dàng mua tại chợ và siêu thị ở Việt Nam.Vì vậy, chúng tôi không thay đổi bất kỳ điều gì khi phục vụ món ăn này tại Việt Nam. Điểm khác biệt duy nhất là bắp cải trồng ở Nga có độ cứng hơn trồng ở Việt Nam. Vì vậy, ở Nga bắp cải được cho vào nồi nước hầm trước khoai tây, còn ở Việt Nam ngược lại”, chị Anna chia sẻ.

Một nguyên liệu không thể thiếu khác là kem chua (smetana). Sốt kem chua béo ngậy kết hợp hoàn hảo với vị ngọt từ rau củ tạo nên hương vị phong phú cho món ăn. Các chế biến kem chua theo kiểu truyền thống khá phức tạp. Do vậy, chị Anna đã gợi ý chế kem chua từ kem tươi và sữa chua không đường. Đây là hai nguyên liệu dễ kiếm và hợp khẩu vị với người Việt Nam.

Bạn Mikhail, sinh viên Nga theo học chuyên ngành Tiếng Việt tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn chia sẻ: “Mẹ nấu Borscht hằng tuần cho em. Từ khi học tập tại Việt Nam, em rất nhớ hương vị món ăn mẹ nấu. Món ăn hôm nay giúp em vơi bớt nỗi nhớ nhà”.

Chia sẻ cảm nhận sau buổi học, bà Lê Thu Hà (67 tuổi) cho biết: “Thế hệ tôi đã học tiếng Nga ở trường phổ thông. Vì vậy, tôi rất yêu văn hoá, văn học, âm nhạc Nga. Hôm nay tôi rất vui vì được đầu bếp hướng dẫn tỉ mỉ cách làm món ăn truyền thống của Nga. Súp củ cải là món ăn bổ dưỡng và chế biến đơn giản. Smetana kết hợp với rau củ giúp món ăn có vị ngọt thanh và chua dịu lạ miệng”.

Súp củ cải được ăn kèm với kem chua và bánh mì đen kiểu Nga. Ảnh: Hoàng Yến

Nước Nga có khí hậu lạnh và mùa đông kéo dài tới 6 tháng trong năm. Sản xuất nông nghiệp, trồng rau quả trong mùa đông gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ đó, người Nga đã sáng tạo ra nhiều món ăn từ các loại rau củ dễ trồng và có thể bảo quản trong thời gian dài như bắp cải, khoai tây, hành tây, cà rốt, củ cải... Món súp củ cải với nguyên liệu dễ kiếm và cách chế biến đơn giản thường xuất hiện trong thực đơn hằng ngày của các gia đình Nga và các nước Đông Âu, ngoài ra cũng được phục vụ tại nhiều nhà hàng và quán ăn bình dân. Theo giời gian, món ăn này đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá ẩm thực Nga.

Giai điệu Nga ngân vang trên đất Việt
Khi lời ca, giai điệu bài hát “Chiều hải cảng” vang lên tại chương trình nghệ thuật “Unity Songs” diễn ra ngày 9/11 tại Hà Nội, hàng trăm khán giả trong khán phòng cùng hát theo. Với nhiều người Việt Nam, bài hát đã gợi nhớ đến kỷ niệm về những tháng năm học tập, sinh sống ở xứ sở Bạch Dương tươi đẹp.
Có một “Làng Nga” trong lòng Việt Nam
Tôi vừa có cơ hội được tới thăm thành phố biển Vũng Tàu. Bên cạnh việc nghỉ dưỡng, tham quan những thắng cảnh và thưởng thức các món ăn ngon làm từ hải sản tươi sống, thì có một địa chỉ mà tôi, với tư cách một nhà báo có nhiều năm gắn bó với nước Nga, không thể bỏ qua trong chuyến thăm – Làng Nga ở Vũng Tàu, nơi có hơn 1.000 người Nga đang sinh sống, làm việc và học tập.
Top