Doanh nghiệp Việt kiều tìm lối xuất ngoại cho nông sản Gia Lai |
BAOOV kêu gọi doanh nhân kiều bào giúp quê hương chống dịch COVID-19 và tìm nguồn vaccine |
-Nhiệm kỳ vừa qua, Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã đạt được những thành tựu cụ thể gì thưa ông?
Do ảnh hưởng của 2 năm dịch Covid-19, nên hoạt động của hiệp hội trong nhiệm kỳ vừa qua đã bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hiệp hội đã đạt được những thành tích tự hào.
Hiệp hội đã chủ trì tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại thu hút các doanh nghiệp kiều bào hợp tác, đầu tư tại Việt Nam, bao gồm: Hội nghị Kết nối doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp kiều bào tiềm năng tại Hoa Kỳ (13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và 10 bang Hoa kỳ) nhằm phát huy nguồn lực kiều bào vào Đồng bằng sông Cửu Long với tổng giá trị các thỏa thuận hợp tác gần 100 triệu đô la.
Chủ động hợp tác thành lập, phát triển hệ thống Trung tâm xúc tiến và trưng bày hàng Việt Nam tại nước ngoài.
Đến nay, hiệp hội đã thành lập được 7 trung tâm xúc tiến thương mại và trưng bày hàng Việt Nam chất lượng cao tại Hàn Quốc (VINAKA), Đài Loan, Nhật Bản, Lào, Nga, Úc, Trung Quốc. Nhiều công ty của kiều bào, hệ thống shop hàng Việt tại các nước đã “âm thầm” lặng lẽ đưa hàng trăm container với hàng trăm mặt hàng nông sản của Việt Nam vào các thị trường khó tính, chặt chẽ về chất lượng (Nhật, Mỹ, Châu Âu...) bán và tiêu thụ. Tiêu biểu như Trung tâm thương mại hàng Việt Nam tại các nước ở Châu Âu, Mỹ; hệ thống Xuân Shop tại Nhật Bản, Công ty XNK Jumi, Gian hàng trưng bày và quảng bá hàng Việt tại Đài Loan; hệ thống các cửa hàng tiện ích tại Ulanbato (Mông Cổ); không gian trưng bày gian hàng quốc gia Việt Nam tại Sơn Đông, Trung Quốc...
Ông Peter Hồng, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) chia sẻ với Tạp chí Thời Đại. |
Hiệp hội cùng các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài đã vận động kiều bào và doanh nhân kiều bào trên toàn thế giới tích cực hoạt động thiện nguyện, đóng góp quỹ phòng, chống Covid -19 trong nước khoảng 204 tỷ đồng (bao gồm cả tiền, trang thiết bị vật tư y tế, lương thực, thực phẩm…). Từng bước đổi mới phương pháp thu hút vận động, kết nạp hội viên mới ở nhiều thế hệ, độ tuổi, lĩnh vực, quốc gia, khu vực khác nhau; các hội viên của Hiệp hội ngày càng được nâng cao uy tín, được đề cử tham gia vào các tổ chức đoàn thể, mặt trận Tổ quốc, góp phần xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp phát triển đất nước
Đến nay, hiệp hội đã xây dựng được mạng lưới hội viên tại 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với hơn 94.000 doanh nghiệp, từng bước xây dựng môi trường hợp tác, cung cấp các thông tin về dự án, cơ hội đầu tư, tư vấn cho các hội viên về đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, tham gia vào các hoạt động thiết thực, đa dạng tại Việt Nam. Hiệp hội đã hỗ trợ, giúp đỡ thành lập mới và mở rộng được chi hội, hội viên ở nhiều quốc gia, khu vực: Hội doanh nhân Thái - Việt tập trung ở tỉnh Udon Thani (vùng Đông Bắc Thái Lan); Hội doanh nhân Việt Nam - Hàn Quốc; Hội doanh nhân Việt tại khu vực Đông Âu, Hội doanh nhân Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Hiện hiệp hội đang hỗ trợ các thủ tục pháp lý để thành lập Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Trung Quốc, Hội doanh nhân Việt Nam tại Campuchia… Hoạt động của Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài ngày càng được mở rộng và đạt được hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ…, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiệp hội đã ký kết thỏa thuận với Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn, Vietcham Singapore, Hiệp hội doanh nghiệp Việt – Đài, HABU, Trung tâm dịch vụ Đối ngoại và Hội nghị Quốc tế (FSC), Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam, Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam (VGJA); Chính quyền và doanh nghiệp Thành phố Saint Perterbursg/Nga để kết nối doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp kiều bào và doanh nghiệp nước ngoài, giới thiệu sản phẩm, quảng bá, xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài; thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
-Trong nhiệm kỳ tới, hiệp hội sẽ tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể gì?
Thứ nhất, sắp xếp lại hệ thống hiệp hội. Nâng cao năng lực tổ chức, điều hành của đội ngũ ban chấp hành hiệp hội. Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các chi hội, các hội viên nhằm trao đổi thông tin, hợp tác kinh doanh, tìm kiếm cơ hội đầu tư phát triển doanh nghiệp và xây dựng đất nước. Làm thế nào để hoạt động của 40 hội doanh nhân Việt Nam tại các nước trên thế giới, hoạt động đan xen với nhau, để liên kết, hợp tác, nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Mở rộng thêm hội doanh nhân Việt Nam ở các nước. Chú trọng đổi mới phương pháp thu hút vận động, kết nạp hội viên mới ở nhiều thế hệ, độ tuổi, lĩnh vực, quốc gia, khu vực khác nhau; kết nạp các chi hội, hội viên liên kết là các hội doanh nghiệp, doanh nghiệp, doanh nhân người Việt Nam ở trong nước. Các hội viên của hiệp hội ngày càng được nâng cao uy tín, được đề cử tham gia vào các tổ chức đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc, góp phần xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp phát triển đất nước. Nơi nào trên thế giới này có doanh nhân Việt kiều.
Thành lập một số câu lạc bộ trực thuộc trong hiệp hội như Trung tâm thông tin và kết nối kiều bào, Câu lạc bộ doanh nhân, trí thức kiều bào trẻ, Câu lạc bộ nữ doanh nhân, trí thức kiều bào, Câu lạc bộ pháp lý và Câu lạc bộ tỷ phú, Câu lạc bộ golf doanh nhân…
Hoàn thiện các cơ sở dữ liệu các doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào, tạo công cụ, phương tiện truyền thông và kết nối hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của thời đại để góp phần củng cố mối liên hệ giữa các doanh nhân Việt kiều trên toàn cầu với Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam.
-Ông có kiến nghị gì để hiệp hội ngày càng phát huy vài trò, chức năng, nhiệm vụ của mình?
Phát huy vai trò là cầu nối của hiệp hội để phổ biến đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhất là đường lối, chính sách đối ngoại; các chính sách về thu hút đầu tư cho kiều bào; những tiềm năng, lợi ích kinh tế trong hoạt động đầu tư trong nước để kiều bào yên tâm, mạnh dạn về hợp tác, đầu tư, nghiên cứu trong nước.
Tăng cường phối hợp thực hiện có hiệu quả Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới; Đề án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” phục vụ hiệu quả cho quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và địa phương, trực tiếp là Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; lãnh đạo, chính quyền TP.HCM tạo điều kiện, bố trí cho Hiệp hội thuê một cơ sở nhà đất lâu dài, thuận tiện giao thông làm trụ sở để tiếp đón khách cả trong nước và quốc tế, tạo hành lang cho hiệp hội có một địa chỉ hoạt động lâu dài, thực sự là một trong những cầu nối thu hút nguồn lực của kiều bào về xây dựng, phát triển đất nước, thành phố.
Đại hội nhiệm kỳ lần thứ 4 Hiệp hội doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài sẽ diễn ra vào ngày 26-27/1 với sự tham gia của 310 đại biểu. Trong đó có hơn 200 kiều bào tiêu biểu đến từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ về tham dự. Đây là lần đầu tiên đại hội được bầu chính thức và dân chủ, bài bản. Đại hội mang ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ cho nhiệm kỳ 2023-2028, kiều bào ưu tú có tầm nhìn, sứ mệnh đóng góp cho đất nước nhiều mặt, trong đó có trí thức trẻ. |
-Trân trọng cảm ơn ông!
Công trình, địa điểm của người Việt đã trở thành điểm đến trên bản đồ du lịch tỉnh Udon Thani (Thái Lan) |
Tăng cường kết nối doanh nghiệp TP.HCM với các doanh nhân, doanh nghiệp Việt kiều |