TƯ LIỆU ĐỊA PHƯƠNG

‘Bác Hồ ơi, chúng cháu đến thăm Bác rồi!’

2024-12-20 20:18:39

Bức tranh và cái khung

Sau khi ký với Chính phủ Pháp Tạm ước ngày 14/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường về nước trên tàu Dumont d’Urville, một thông tín hạm của Hải quân Pháp. Bác rời cảng Toulon ngày 19/9 và cập bến Hải Phòng ngày 20/10/1946.

Nhớ mãi lời chúc Tết Giáp Thìn của Bác 60 năm trước

Cách đây 60 năm, Thư chúc Tết Giáp Thìn 1964 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ý nghĩa khích lệ đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước để từ đó làm nên những thắng lợi vẻ vang. Xuân Giáp Thìn nay, chúng ta nhớ về lời chúc Tết Giáp Thìn xưa của Người để cùng nhau đoàn kết trên con đường xây dựng nước Việt Nam mạnh giàu, phát triển phồn vinh; để...

Bà Trần Tri Tiến đã đến Việt Nam trong những ngày tháng 5 rực nắng. Bà đã kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện của bà với Bác Hồ.

“Chủ tịch Hồ Chí Minh, bố tôi - tướng Trần Canh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều là những người bạn cùng chiến đấu, là tri kỷ từ rất lâu. Còn nhớ, lần đầu tiên tôi gặp Bác Hồ là nhân dịp Bác thăm Trung Quốc (năm 1955), lúc đó tôi khoảng 5 tuổi. Bác với chòm râu dài khiến tôi hơi lạ nên tôi cứ trốn sau lưng anh trai. Bác liền gọi tôi lại, bắt tay tôi, tóc tôi và cho tôi kẹo. Sự ân cần đó khiến tôi không còn ngại ngần nữa mà ngược lại rất kính yêu Bác.

Những năm sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn Việt Nam thường xuyên đến thăm Trung Quốc. Bác rất thích trẻ em nên mỗi lần Bác tới, chúng tôi đều quây quần bên Bác. Chúng tôi đều là những đứa trẻ con của tướng lĩnh, lãnh đạo quan trọng trong Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc và Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc. Đối với cá nhân tôi, tôi đã được tiếp xúc và gặp gỡ Bác không dưới 3 lần tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Lúc đó, đón sinh nhật Bác, chúng tôi không hát bài hát chúc mừng sinh nhật mà sẽ ca những bài ca về tình hữu nghị Việt Trung, bài “Giải phóng miền Nam”, “Việt Nam - Trung Hoa”...

Bà Trần Tri Tiến (bé gái thứ hai từ phải qua, hàng đầu tiên) chụp ảnh cùng Bác Hồ.

Sau này, mỗi dịp có đoàn đại biểu Trung Quốc sang thăm Việt Nam, Bác cũng gửi quà cho chúng tôi, thường là trái cây Việt Nam như: xoài, chuối, vải… Trái cây nhiệt đới ở Việt Nam rất thơm và rất ngọt. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ hương vị ngày đó.

Khi đó tôi có một người bạn, tên là Lý Luân. Anh ấy bị mọi người gọi đùa là “Tiểu Nhật Bản". Lý Luân không thích tên này, nên rất buồn. Bác Hồ lúc đó đã nghĩ cách giúp Lý Luân, chỉ cho anh viết một bản thông báo dán trước cửa nhà rằng mình không phải tên là “Tiểu Nhật Bản”… Lý Luân nghe và làm theo nhưng cuối cùng ông vẫn bị đùa với cái tên Tiểu Nhật Bản. Kể câu chuyện này để thấy, bác Hồ yêu thương trẻ em, quan tâm từ những việc nhỏ nhặt nhất. Thật sự rất đáng kính.”

Bà Trần Tri tiến nhớ lại, Bác Hồ nói: “Sau khi đất nước Việt Nam giành độc lập thống nhất, nhất định sẽ đón các cháu đến Việt Nam chơi.”

Bà Trần Tri Tiến viết vào cuốn sổ ghi cảm tưởng sau khi thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Bây giờ cháu đã đến rồi, không chỉ nhìn thấy Việt Nam độc lập thống nhất mà còn thấy Việt Nam kể từ sau cải cách đổi mới đã phát triển phồn thịnh, người dân hạnh phúc. Cháu cảm thấy rất vui mừng.” Bà xúc động.

Đến nay, bà Trần Tri Tiến vẫn còn nhớ cách nói câu “Bác Hồ muôn năm” bằng tiếng Việt. Những giọt nước mắt đã rơi khi bà viết lên cuốn sổ ghi cảm tưởng sau khi thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bác Hồ ơi, chúng cháu đến thăm Bác rồi! Chúc cho mối quan hệ hữu nghị Việt Trung mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.”

Những năm tháng bên nhau - bộ phim về Bác Hồ hoạt động cách mạng tại Trung Quốc
Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Thời Đại giới thiệu bộ phim tài liệu "Những năm tháng bên nhau" do Ban Việt ngữ, Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (Đài CMG) sản xuất.
Dấu ấn Bác Hồ dưới góc nhìn những người ghi sử Hong Kong
Điều khiến Tiến sỹ Tôn Văn Bân có ấn tượng sâu sắc nhất chính là việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt lựa chọn thời gian và địa điểm phù hợp để tổ chức Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Top