Mạc Đĩnh Chi và câu chuyện trở thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên nhờ "quay bài" |
Người Việt tưởng nhớ công ơn công chúa Lào Nhồi Hoa |
Tương truyền năm 1597, Tả thị lang Bộ công Phùng Khắc Khoan đi sứ triều Minh. Ông đã để ý quan sát cách thức làm ăn của người dân nước bạn.
Ông thấy trên các sườn đồi, sườn núi trồng một giống cây lạ. Phùng Khắc Khoan lân la hỏi thăm thì biết đó là “ngọc mễ” (tức gạo ngọc). Hạt “ngọc mễ” to gấp mấy lần hạt gạo, có thể dùng làm lương thực. Thấy hàng triệu người dân nước bạn có thể sống bằng gạo ngọc, ông tìm cách đưa giống cây này về nước.
Cơ hội đến khi vua Minh thiết đãi Phùng Khắc Khoan yến tiệc trước khi về. Ông đề đạt nguyện vọng ăn “ngọc mễ” thay cho các sơn hào hải vị khác với lý do đã “quen dạ”. Sau đó Phùng Khắc Khoan bày tỏ mong muốn đem theo “ngọc mễ” để ăn dọc đường và được chấp thuận.
Tượng thờ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội (Ảnh: KT). |
Trên đường về, mỗi ngày Phùng Khắc Khoan ăn một bữa, nhịn một bữa. Ông chắt chiu từng hạt “ngọc mễ” để đem về làm giống. Gần đến ải Nam Quan, ông gặp tốp lính nai nịt gọn gàng, phóng ngựa tới. Sứ giả nhà Minh nói vua Minh không cho đem hạt “ngọc mễ” ra khỏi biên giới.
Phùng Khắc Khoan lén bốc một nắm hạt “ngọc mễ” bỏ vàọ túi áo. Số còn lại ông dỡ xuống đường gửi trả rồi tiếp tục đánh xe đi. Đến quãng đường vắng, ông chia số hạt giấu được cho các thành viên trong đoàn: “Ngọc mễ là giống gạo quý, dễ trồng, thu hoạch cao. Mỗi người phải mang về kì được hai hạt làm giống”.
Ông còn căn dặn: “Đây là quốc pháp, ai không làm tròn bổn phận, phải chịu tội nặng”. Mọi người vội vàng tìm cách giấu “ngọc mễ”.
Đến ải Nam Quan, lính tráng nhà Minh khám xét rất kỹ thành viên đoàn sứ thần Việt. Sau khi không phát hiện, viên quan coi ải mới nhã nhặn: “Thưa tiên sinh! Xin thứ lỗi cho chúng tôi việc làm hồ đồ này, vả lại đấy là lệnh vua”.
Qua cửa ải, mọi người nộp lại “ngọc mễ” cho Phùng Khắc Khoan, thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng.
Thế là hạt “ngọc mễ” được đưa vào nước ta từ hồi ấy. Vì giống này lấy từ đất Ngô, nên Phùng Khắc Khoan gọi là “cây ngô”. Ông cũng là người nhân rộng giống cây ngô ra cả nước.
Phùng Khắc Khoan, tự Hoằng Phu, hiệu Nghị Trai, Mai Nham Tử, tục gọi là Trạng Bùng. Ông sinh năm 1528 tại làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). |
Từ công chúa Lào thành nữ thần nước Việt |
Bà con thôn Thái Sơn nô nức chuẩn bị lễ húy nhật công chúa Lào Nhồi Hoa |
Nguồn bài viết : Trực tiếp đá gà C1 hôm nay