Tỷ lệ lao động trẻ em ở Việt Nam giảm dần theo từng năm

2024-12-21 12:52:04
Thông qua Kêu gọi Hành động Durban về chấm dứt lao động trẻ em
Người thân trong gia đình gây ra hơn 70% vụ bạo hành trẻ em

Đây là con số được Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà đưa ra khi thông tin về những tiến bộ đáng kể của công tác phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam trong thời gian qua tại Hội thảo quốc tế về các cam kết quốc tế liên quan đến phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em. Hội thảo do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Hà Nội ngày 27/5.

Với kết quả này, tỷ lệ lao động trẻ em ở Việt Nam không cao và giảm dần theo từng năm.

Các đại biểu truyền tải thông điệp phòng ngừa lao động trẻ em. Ảnh: Bộ LĐ-TB&XH

Theo số liệu điều tra và các nghiên cứu về lao động trẻ em gần đây, 3 nguyên nhân chủ yếu của lao động trẻ em. Một là, do hộ gia đình nghèo và gia đình dễ bị tổn thương;

Hai là nhận thức còn hạn chế của một bộ phận cha mẹ, gia đình và của chính trẻ em về giá trị của học tập để có công việc phù hợp và thu nhập bền vững trong tương lai;

Ba là thời gian qua, đại dịch COVID-19 làm suy giảm sự tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của các hộ gia đình, vì vậy một số trẻ em phải tham gia lao động như là một phương án để đối phó với tình trạng giảm sút thu nhập và sinh kế của gia đình.

Để giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em, Chính phủ Việt Nam đã và đang đang tập trung vào 5 nhóm giải pháp cơ bản, bao gồm:

Thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông, chính sách xóa mù chữ và các chính sách bảo đảm công bằng về tiếp cận giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật, trẻ em trong các hộ gia đình nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác;

Tăng cường các chính sách an sinh xã hội, chính sách giảm nghèo ở Việt Nam trong đó trẻ em là đối tượng ưu tiên;

Đẩy mạnh các chương trình, dự án của Chính phủ và hợp tác với các đối tác quốc tế như ILO/ Bộ Lao động Hoa kỳ, UNICEF và các đối tác khác về cải thiện điều kiện, môi trường lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức một cách phù hợp; tạo nguồn sinh kế cho các gia đình nghèo; hỗ trợ trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em tiếp cận dịch vụ giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm phù hợp;

Đổi mới truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em của các cấp, các ngành, trường học, các tổ chức xã hội, người sử dụng lao động, nhất là cha mẹ và trẻ em;

Tập trung giảm thiểu các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 làm gián đoạn việc học tập và gia tăng nguy cơ lao động trẻ em của trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, bãi ngang và hải đảo.

Phát biểu tại hội thảo, bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam, cho biết: “Để đảm bảo các hộ gia đình có nguy cơ không bị ảnh hưởng bởi tác động Covid-19 dẫn đến gia tăng lao động trẻ em, các chương trình và chính sách xóa đói giảm nghèo, các cơ hội học nghề cho trẻ đặc biệt tại các vùng nông thôn cần được ưu tiên. Đồng thời, tăng cường đầu tư vào hệ thống bảo vệ trẻ em, phát triển sinh kế và an sinh xã hội là những giải pháp chủ chốt".

Bà Trần Thị Lan Anh, Tổng Thư ký Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam khẳng định từ góc độ của doanh nghiệp, người sử dụng lao động, việc tuân thủ tốt các tiêu chuẩn lao động quốc tế, trong đó có phòng ngừa giảm thiểu LĐTE đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài đặc biệt khi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Giải quyết vấn đề lao động trẻ em, đặc biệt là bảo vệ các em khỏi các hình thức lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, cần có sự liên kết và hợp tác, phối hợp chặt chẽ của tất cả các đối tác trong xã hội. Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong của Liên minh 8.7. Việt Nam luôn mong muốn được hợp tác với các Chính phủ, các đối tác phát triển để thực hiện thành công các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, đặc biệt là Mục tiêu 8.7 về xóa bỏ lao động trẻ em.

Hội thảo được tổ chức với mục tiêu chia sẻ những tác động và thách thức của COVID-19 đối với hoạt động và nghĩa vụ/ cam kết kiên quan đến thương mại của các doanh nghiệp, bao gồm chuỗi cung ứng toàn cầu để ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em; những phương pháp để các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu duy trì và vượt qua trong việc tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết thương mại của họ liên quan tới phòng, chống lao động trẻ em. Đồng thời, các đại biểu thảo luận về những kinh nghiệm hay trong công tác phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.

Hai "vũ khí" hiệu quả để chống lại tình trạng lao động trẻ em
Hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em khai mạc tại Nam Phi

Top