25.000 sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân được tập huấn kỹ năng an toàn thông tin khi làm việc trực tuyến |
Dữ liệu cá nhân trực tuyến bị đánh cắp và lợi dụng như thế nào? |
Tấn công lừa đảo trực tuyến được dự báo sẽ tiếp tục phức tạp trong năm 2021. (Ảnh minh họa) |
Các chuyên gia Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa đưa ra dự báo về một số xu hướng tấn công mạng nổi bật trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
Đáng chú ý là dự báo các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến vẫn rất phức tạp, gia tăng về số lượng và phương thức.
Theo dự báo của các chuyên gia, ngay cả khi dịch COVID-19 được kiểm soát vào năm 2021, những mối đe dọa an ninh liên quan đến COVID-19 vẫn có thể tiếp tục trong một thời gian dài sau đó. Các đối tượng xấu sẽ cố gắng lợi dụng lượng lớn thông tin liên quan đến vắcxin, phản ứng của chính phủ và các tổ chức, các tác động lâu dài khác của đại dịch để thực hiện hành vi tấn công trực tuyến.
Bên cạnh đó, xu hướng làm việc trực truyến cũng làm tăng khả năng người dùng có thể bị tiếp cận những mối đe dọa trên không gian mạng, tiêu biểu là Ransomeware, Phishing.
Tại Việt Nam, trong thời gian qua, các phương thức lừa đảo qua mạng trực tuyến phổ biến là mạo danh cán bộ trong các cơ quan tư pháp như: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án… gọi điện cho người dân nói rằng họ bị kiện vì nợ tiền, hoặc có liên quan đến vụ án mà cơ quan điều tra đang giải quyết. Sau đó yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản mà chúng cung cấp để điều tra.
Một thủ đoạn phổ biến nữa là đối tượng sử dụng tài khoản Facebook, zalo,... làm quen, kết bạn, nói sẽ chuyển quà, tiền về Việt Nam nhờ nhận và giữ giùm. Do có lòng tham trước sự hấp dẫn của số tiền lớn, nên không ít người đã sa bẫy nộp tiền vào tài khoản theo hướng dẫn của bọn tội phạm.
Để đối phó với tình trạng tấn công, lừa đảo trực tuyến diễn biến phức tạp, các chuyên gia cũng đưa ra những lời khuyên hữu ích. Cụ thể, người dân khi sử dụng internet để tham gia mạng xã hội (facebook, zalo,...) phải thận trọng, tránh để lộ, lọt thông tin cá nhân. Khi chia sẻ thông tin, làm quen, kết bạn trên mạng xã hội nên cảnh giác những tài khoản lạ, tài khoản là người nước ngoài, chủ động kết bạn. Đặc biệt, cần lưu ý không cung cấp thông tin cá nhân, chuyển tiền cho người khác khi chưa kiểm tra, xác thực thông tin chính xác của người được nhận, nhất là các trường họp chuyến tiền, nạp thẻ điện thoại, mua bán hàng online trên mạng...
Khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn, phải bình tĩnh, không làm theo yêu cầu hoặc làm theo dẫn dụ bấm các phím số trên máy điện thoại. Trước những thông tin đe dọa, uy hiếp không nên vội vàng chuyển tiền vào các tài khoản theo yêu cầu của các đối tượng mà trao đổi với người thân, bạn bè hoặc thông báo với lực lượng Công an gần nhất để chủ động phòng ngừa, đấu tranh.
Trước các tin tức, tiêu đề “hot”, “hấp dẫn” có biểu hiện giả mạo, nhiều người xem trên mạng internet và mạng xã hội, không nên truy cập vào xem. Trong trường hợp đã truy cập vào đường link, cần nhanh chóng thay đổi mật khẩu của trang cá nhân để tránh mất tài khoản.
Sáng kiến Bảo vệ Trẻ em Trực tuyến (COP) Sáng kiến Bảo vệ Trẻ em Trực tuyến (COP) là một mạng lưới nhiều bên liên quan được khởi động của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) nhằm thúc đẩy nhận thức về trẻ em an toàn trong thế giới trực tuyến và phát triển các công cụ thiết thực để hỗ trợ các chính phủ, ngành công nghiệp và các nhà giáo dục. |
Hải quan kết nối 72 dịch vụ công trực tuyến vảo Cổng dịch vụ công quốc gia Tổng cục Hải quan hoàn thành nhiệm vụ triển khai tích hợp 70 DVCTT lĩnh vực hải quan lên Cổng dịch vụ công quốc gia, nâng số DVCTT trong lĩnh vực hải quan được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia lên 72 dịch vụ công trực tuyến. |