Trẻ cần được hướng dẫn kiến thức, kỹ năng để khai thác thông tin mạng an toàn

2024-12-21 13:03:56
Muôn kiểu lừa tiền đặt cọc trên không gian mạng
Tiếp cận con mồi, đàm phán giao dịch, đòi trước tiền đặt cọc rồi… lặn mất tăm khi vừa nhận tiền, đó là chiêu bài lừa đảo tuy cũ nhưng vẫn qua mặt được nhiều nạn nhân, nhất là trên không gian mạng.
Đại biểu Quốc hội đặt ra vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Nhận định trẻ em rất thông minh, yêu thích công nghệ và thích khám phá những điều mới mẻ từ công nghệ song lại quá non nớt trước thủ đoạn của những kẻ xấu trên mạng nên thậm chí ngồi ở trong nhà với cha mẹ và người thân thì trẻ vẫn có nguy cơ bị xâm hại, rất nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội đặt ra vấn đề cần bảo vệ các em khỏi vấn nạn này.

Những nguy cơ lớn nhất trẻ em thường găp phải trên không gian mạng là: tiếp nhận thông tin giả; bị bắt nạt qua mạng; lộ thông tin cá nhân; bị gạ gẫm, xâm hại tình dục; truy cập vào trang có thông tin xấu độc, hoặc nội dung nguy hại (lừa đảo, cờ bạc, cá độ, thậm chí tôn giáo, chính trị…) được gửi kèm hoặc hiển thị trong các phần mềm chơi game, xem phim.

Trong 5 tháng đầu năm 2020, Tổng đài 111 đã nhận hơn 230 nghìn cuộc gọi đến nhờ tư vấn, hỗ trợ và can thiệp các vụ việc về trẻ em. Trong khi đó, theo một kết quả thăm dò của UNICEF tại Việt Nam, 1/5 số trẻ em được hỏi cho biết mình đã từng là nạn nhân của đe dọa trực tuyến trên Internet. Rất nhiều em có những trải nghiệm không mong muốn khi sử dụng Internet như: tiếp xúc với thông tin, hình ảnh bạo lực, tài liệu khiêu dâm; có trẻ em bị dụ dỗ tình dục qua mạng, yêu cầu gửi thông tin cá nhân… Từ đó cho thấy, những nguy cơ trẻ em phải đối mặt khi sử dụng mạng internet đã ngày càng nguy hiểm, phức tạp.

Phương thức, thủ đoạn xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cũng ngày càng đa dạng, tinh vi hơn. Hầu hết các trường hợp xâm hại trên môi trường mạng bắt đầu bằng hình thức xâm hại phi thể chất, dẫn tới khống chế và đe dọa, rồi dần dần dẫn đến xâm hại thể chất.

Trẻ cần được hướng dẫn kiến thức, kỹ năng để khai thác thông tin mạng an toàn.

Thí dụ, kẻ xấu có thể yêu cầu trẻ phô bày các bộ phận kín của cơ thể rồi phát livestream hay dọa nạt, tống tiền, bắt cóc, ép buộc quan hệ tình dục, tham gia các hoạt động phi pháp từ việc vô tình tiết lộ thông tin cá nhân. Ngoài ra, có đối tượng sử dụng hình ảnh trẻ em để làm ấn phẩm khiêu dâm hoặc dùng với mục đích xấu nhằm xâm hại tình dục…

Ðiển hình như mới đây, trong thời gian trẻ em nghỉ học vì dịch Covid-19, Tổng đài 111 đã nhận phản ánh của nhiều phụ huynh về việc con họ được nhắn tin mời tham dự các cuộc thi sắc đẹp trẻ em. Khi tham dự cuộc thi này, trẻ được yêu cầu gửi ảnh khỏa thân hoặc bán khỏa thân với lý do để kiểm tra trên cơ thể có khiếm khuyết gì không. Nhiều trẻ em vô tư chia sẻ hình ảnh cá nhân cho các đối tượng lừa đảo này, từ đó có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Nguy hiểm hơn, vì ở lứa tuổi nhận thức chưa chín chắn, nhưng lại ưa thích thể hiện nên nhiều em dễ bắt chước các trào lưu, trò chơi nguy hiểm trên mạng mà không lường được hậu quả.

Ngày 10/6 vừa qua, sự việc một nam sinh lớp 11 ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) giấu một em bé 5 tuổi vào rừng vì làm theo game online cũng khiến nhiều người sợ hãi. Với động cơ giấu em bé rồi sau đó sẽ đưa về như mình là "người hùng" có công tìm ra, nhưng hậu quả đau lòng là bé đã chết vì bị bỏ đói, khát trong nhiều giờ. Trước đó, các thử thách nguy hiểm của trào lưu "cá voi xanh" cũng đã gây ra cái chết của nhiều người trẻ ở một số quốc gia trên thế giới như: Nga, Anh, Ấn Ðộ… Riêng tại Nga, nơi xuất phát của trào lưu này, từ tháng 11/2015 đến tháng 4/2016, đã có tới 130 người trẻ đã chết do hưởng ứng các thử thách...

Trước khi các em có đủ nhận thức và kinh nghiệm để có thể tự mình tránh những nguy cơ xấu xảy đến qua mạng xã hội, hơn ai hết, các bậc phụ huynh cần nhận thức rõ những nguy cơ này để giúp các em được học tập, vui chơi, giải trí an toàn và lành mạnh trên mạng.

Vấn nạn lợi dụng lòng từ tâm trên không gian mạng
Hành vi lừa đảo núp bóng hoạt động từ thiện đã và đang là một thực trạng cay đắng và ngày càng ngang nhiên, nhiều thủ đoạn tinh vi. Hành vi này không chỉ trái pháp luật, vô nhân đạo mà còn khiến lòng tin giữa người và người bị xói mòn.
Báo động tình trạng mua bán người trên không gian mạng
Những năm vừa qua, tình trạng mua bán người đã có sự thuyên giảm, song phức tạp về cách thức hoạt động. Trước đây, những kẻ buôn người thường lợi dụng sự quen biết với người địa phương để lừa gạt phụ nữ, giờ đây một phương thức tiếp cận mới đó là các đối tượng kết bạn làm quen trên mạng xã hội Faccebook, Zalo dụ dỗ, lấy làm vợ rồi sau đó chúng đưa các cô gái qua biên giới bán vào động mại dâm để kiếm lời.

Top