Freundeskreis Fur Internationale Tuberkulosehilfe E.V: Nỗ lực vì một Việt Nam không còn bệnh lao

2024-12-21 13:07:32
800 bác sĩ tuyến đầu thử nghiệm vắc-xin bệnh lao phòng COVID-19

Hàng trăm bác sĩ tại các bệnh viện tuyến đầu trên cả nước sẽ tham gia thử nghiệm vắc-xin bệnh lao trong việc phòng chống ...

Bệnh viện Phổi tỉnh Phú Thọ tích cực hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống lao

Tích cực hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống lao 24/3/2020; các cán bộ, y bác sỹ và người lao động của Bệnh viện Phổi ...

Hôn nhân hàn gắn nhờ chữa được bệnh lao

Anh Trần Văn M. 37 tuổi, sống tại Hải Phòng nghĩ rằng đã mất tất cả mọi thứ vào ngày anh bị chẩn đoán mắc lao đa kháng thuốc đầu năm 2019. Là trụ cột của gia đình, nhưng vì sức khỏe của anh không đủ tốt, anh đã phải nghỉ việc. Ngoài ra, anh muốn rút khỏi việc trị liệu khi tình trạng của anh trở nên tồi tệ hơn vào những tháng đầu điều trị: chán ăn, nôn mửa, lơ mơ và mất thị lực.

“Vợ tôi cũng phải bỏ việc để chăm sóc tôi. Tôi cảm thấy vô dụng và đau khổ kể từ khi mắc phải căn bệnh này. Hôn nhân của vợ chồng tôi đứng trước nguy cơ kết thúc bởi gánh nặng tài chính và tâm trạng tồi tệ của tôi trong suốt thời gian qua”, anh kể.

Tổ chức phi chính phủ FIT của Đức được xây dựng như một phần mở rộng của Chương trình Chống lao Quốc gia để tăng tỷ lệ điều trị bệnh lao và thúc đẩy phát hiện sớm ca bệnh.

May mắn thay, nhờ có những tư vấn viên trong chương trình Chăm sóc đúng của Tổ chức phi chính phủ FIT (Đức) mà anh lấy lại được cảm hứng về cuộc sống tương lai khi được điều trị bệnh lao miễn phí.

Sau 9 tháng điều trị, đến tháng 3/2020, tình trạng của anh M. trở nên tốt hơn khi tác dụng phụ của thuốc giảm dần. Anh M., đã tăng cân khoảng 20kg so với thời điểm bắt đầu điều trị.

“Hôn nhân của chúng tôi cũng được hàn gắn nhờ sự tư vấn các chị tư vấn viên. Điều này cũng mang lại cho gia đình tôi một hy vọng, nhưng cũng thuyết phục những người xung quanh kỳ thị bệnh lao để thay đổi suy nghĩ của họ - bệnh lao là một căn bệnh có thể chữa điều trị và có thể chữa được”, anh kể.

Cụ ông 82 tuổi chiến thắng bệnh lao

Anh M. chỉ là một trong những người bị bệnh lao đã nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức FIT của Đức. Tương tự, cụ ông Nguyễn Văn Tr. (82 tuổi) ở TP.HCM cũng đã được chữa trị lao nhờ dự án của FIT.

Được biết, cụ bị ho ra đờm khoảng 2 năm, nhưng cụ không muốn đi khám bác sĩ vì không muốn trở thành gánh nặng gia đình. Cho đến khi cụ giảm cân nhanh chóng từ 40 kg xuống còn 26 kg và cảm thấy khó thở, con trai cụ đã đưa cụ đến bệnh viện địa phương. Sau đó, cụ bắt đầu được điều trị bệnh lao vào năm 2018.

Người dân đến tư vấn và khám lao miễn phí.

Được biết, cụ Tr. đang sống cùng với 5 người con trong một ngôi nhà thuê. Cụ không có phòng riêng, vì vậy cụ thường đeo khẩu trang để ngăn gia đình bị lây nhiễm. Kể từ ngày cụ được chẩn đoán mắc bệnh lao, một cố vấn từ chương trình Chăm sóc đúng thường đến nhà cụ để khuyên cụ không nên từ bỏ liệu pháp của mình, và khuyến khích các thành viên trong gia đình cụ đi tầm soát bệnh lao.

Sức khỏe không cho phép cụ ra ngoài, vì vậy không ai biết tình trạng của cụ. Tuy nhiên, các thành viên gia đình cụ không muốn đề cập đến bệnh của cụ cho bất cứ ai vì họ sợ hàng xóm thêm phân biệt đối xử.

Và sau thời gian điều trị, năm 2020, cụ Tr. đã chiến thắng bệnh lao. "Gần đây tôi đã đi kiểm tra sức khỏe - mọi thứ đều ổn. Tôi muốn nói lời cảm ơn đến tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều trị", cụ Tr. nói trong niềm vui.

Một Việt Nam không còn bệnh lao

Theo số liệu thống kê của Tổ chức y tế thế giới, năm 2017 có 10 triệu người mắc bệnh lao và 1,6 triệu người chết vì căn bệnh này (bao gồm 0,3 triệu người nhiễm HIV). Việt Nam đứng thứ 11 trong số các quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới.

Dù Chương trình Chống lao Quốc gia hiện tại ở Việt Nam đã tiếp cận được gần 60% số ca bệnh tại Việt Nam nhưng một số người mắc lao vẫn bị bỏ lỡ và các bệnh nhân điều trị tại các cơ sở thường quy chưa được chăm sóc kịp thời.

Chính vì thế, hoạt động phát hiện ca bệnh tại cộng đồng được Tổ chức phi chính phủ Freundeskreis Fur Internationale Tuberkulosehilfe E.V (FIT) của Đức xây dựng như một phần mở rộng của Chương trình Chống lao Quốc gia để tăng tỷ lệ điều trị bệnh lao và thúc đẩy phát hiện sớm ca bệnh.

Anh Quang Luân, người điều hành tổ chức FIT phát biểu tại Hội nghị khám sàng lọc lao và một số bệnh không lây nhiễm ở 3 xã của huyện Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2020.

Được biết, FIT do Việt kiều Đức Võ Nguyễn Quang Luân thành lập vào năm 2012 tại Đức cùng với một nhóm các bạn trẻ khác và họ đã cống hiến hết mình cho cuộc chiến chống lại bệnh lao.

“Chúng tôi hợp tác với Chương trình Chống lao Quốc gia (NTP) tại Việt Nam để giảm thiểu sự trì hoãn trong việc tiến hành điều trị và giúp bệnh nhân có thể tiếp cận các phác đồ điều trị thuốc mới với thời gian ngắn hơn, ít độc tính và phương pháp đưa thuốc dễ chịu hơn (ví dụ như thuốc uống so với tiêm)…

Mục tiêu của chúng tôi là tập trung xóa bỏ bệnh lao. Chúng tôi đang thử nghiệm các chiến lược toàn diện để tìm ra cách thức tốt nhất để đạt được điều đó”, anh Võ Nguyễn Quang Luân, người điều hành tổ chức cho biết.

Theo anh Luân, đa số những người bị bệnh lao không được sàng lọc cho đến khi họ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng. Vào thời điểm họ đến khám ở cơ sở y tế, thì tình trạng nhiễm trùng đã phát triển nhanh chóng, làm giảm khả năng phục hồi và gia tăng khả năng lây truyền cho gia đình và bạn bè.

Hai phương pháp chính các dự án của FIT sử dụng khi thực hiện tìm kiếm ca bệnh chủ động là: “Chủ động tìm kiếm bệnh nhân lao và những người tiếp xúc với bệnh lao bên ngoài các cơ sở y tế; sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán nhanh chóng và chính xác…”.

Chương trình khám sàng lọc phổi miễn phí do tổ chức FIT thực hiện năm 2019.

Bên cạnh đó, tổ chức dành ra một khoản tài trợ để nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh lao tại các cơ sở y tế tư nhân. Thực hiện một khảo sát để đánh giá mức độ chấp nhận của các dược sĩ và bệnh nhân của họ đối với các chương trình chống lao.

Hiện tại, FIT đang thực hiện các dự án như: mở rộng dự án Chăm sóc đúng tại các cơ sở y tế tư nhân (PCPS); mở rộng dự án sàng lọc cộng đồng bằng chiến lược 2X (X-quang, Xpert) kết hợp điều trị lao hoạt động và lao tiềm ẩn (SWEEP); dự án Xóa lao cho khu vực đô thị tại Việt Nam (Erase TB); dự án đánh giá hiệu suất hoạt động và hiệu quả kinh tế của mô hình Việt Nam không còn bệnh lao (ZTV HOPE).

Với những nỗ lực như vậy, FIT tin rằng Việt Nam sẽ hoàn toàn không còn bệnh nhân lao vào năm 2030.

Sau 8 năm hoạt động tại Việt Nam, những dự án của FIT đã sàng lọc bệnh lao cho gần 595.082 người dân và hỗ trợ cho 142.395 người chụp phim phổi miễn phí tại Hải Phòng, Hà Nội, TP.HCM, Quảng Nam, Cần Thơ và hỗ trợ tiền mặt cho 1.127 bệnh nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng do bệnh lao.

Phát hiện, thu dung và theo dõi điều trị cho 3.580 ca lao theo hướng dẫn của Chương trình phòng chống lao quốc gia (CTCLQG). Ngoài ra, dự án cũng sàng lọc 24.232 người tiếp xúc hộ gia đình không có triệu chứng nghi lao để phát hiện và thu dung điều trị 1.775 ca lao tiềm ẩn theo Hướng dẫn của CTCLQG.

(Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi)

Việt Nam tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2030

Việt Nam đang hội tụ gần đủ các yếu tố để chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Trong 10 năm qua, bệnh lao ở ...

[Infographics] Việt Nam tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2030

Việt Nam đang hội tụ gần đủ các yếu tố để chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Trong 10 năm qua, bệnh lao ở ...

Top