Bạn bè Trung Quốc ấn tượng với công tác tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ kỷ niệm hoành tráng, công tác đón tiếp chu đáo, món ăn Việt ngon như cơm nhà... là những ấn tượng của bạn bè Trung Quốc khi sang Việt Nam tham dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. |
Thân nhân các cựu cố vấn, chuyên gia góp phần lan tỏa tình cảm gắn bó giữa quân đội và nhân dân hai nước Đây là mong muốn của Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tại buổi tiếp đoàn thân nhân các cựu cố vấn, chuyên gia Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp vào ngày 9/5 tại Hà Nội. |
Chia nhau giọt máu
Một ngày đầu tháng 5, trong một chiều mưa ở Hà Nội, tôi gặp bà Thẩm Ly (sinh năm 1954, Quảng Tây, Trung Quốc) khi bà tới Việt Nam theo lời mời của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bà Thẩm Ly (thứ hai, từ phải sang) chụp ảnh cùng chuyên viên Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và nhân viên y tế bệnh viện Nam Khê Sơn. |
Người phụ nữ 70 tuổi có dáng người nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, mái tóc xoăn, ngắn, luôn nở nụ cười đôn hậu. Lần đầu tiên đến Hà Nội, nhưng bà Thẩm Ly chia sẻ: “Tôi có cảm giác như trở về nhà. Trong lòng tôi, người Việt Nam thân thiết như thể anh chị em một nhà”.
Bà kể: Năm 1972, lực lượng y bác sĩ ở Quế Lâm rất mỏng. Tôi thời điểm đó sắp tốt nghiệp cấp 3 nhưng được kêu gọi đi đào tạo ngành hộ lý ở bệnh viện Nam Khê Sơn.
Vào học trong trường chưa được bao lâu, thầy giáo nói với chúng tôi có một bệnh nhân Việt Nam có nhóm máu AB cần được cứu. Khi ấy nhóm máu AB ở Quế Lâm rất hiếm. Bệnh nhân lại cần được truyền nhiều máu, vì vậy lãnh đạo đã huy động toàn bệnh viện thử máu để tìm người phù hợp. Xét nghiệm có kết quả, tôi và các chị khóa trên nhóm máu AB lập tức đi hiến máu.
Nhờ có máu thích hợp và kịp thời cứu chữa, bệnh nhân qua cơn nguy kịch và được chữa khỏi bệnh. Tôi cảm thấy vô cùng vui mừng. Đây là kỷ niệm khiến tôi tự hào suốt đời, khi có thể đóng góp một chút sức của mình cho bệnh nhân Việt Nam. Tôi cũng cảm thấy rất tự hào có thể góp mặt trong giai đoạn lịch sử ấy, được góp chút sức mọn cho bạn bè quốc tế, vun đắp tình hữu nghị Việt - Trung.
Cũng theo bà Thẩm Ly, giai đoạn này, các cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện Nam Khê Sơn đều tham gia hiến máu khi có bệnh nhân cần. Ngoài ra, người dân thành phố Quế Lâm và các chiến sĩ Giải phóng quân (Trung Quốc) cũng thường xuyên tham gia hiến máu cho bệnh nhân Việt Nam.
Bác sĩ của hữu nghị
Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, ngoài bà Thẩm Ly còn có các cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện Nam Khê Sơn khác giờ đã tóc bạc da mồi. Tuy nhiên, khi gặp nhau, họ vẫn nhớ tường tận chuyện cũ; ôn lại từng kỷ niệm; nhớ về nhiều bệnh nhân Việt Nam.
Một đại biểu tỉnh Quảng Tây - bà Lưu Diễm Thanh (sinh năm 1956, nhân viên y tế Nam Khê Sơn cùng đi trong chuyến thăm lần này) chia sẻ: Lúc học ở trong trường, chúng tôi được giáo viên dạy những câu tiếng Việt cơ bản để có thể giao tiếp với bệnh nhân. Chúng tôi đón bệnh nhân ở cửa khẩu Hữu Nghị sau đó đưa về bệnh viện Nam Khê Sơn. Ở bệnh viện chúng tôi cùng các bệnh nhân đã có những giờ phút giải trí cùng nhau, như chơi bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông... sau giờ làm việc. Các bệnh nhân Việt Nam khi sang điều trị còn lạ lẫm, chúng tôi giúp họ mua sắm vật dụng hàng ngày, khi sức khỏe của họ tốt lên thì đưa họ đi thăm quan du lịch.
Bà Thẩm Ly chụp ảnh cùng bà Lưu Diễm Thanh. |
“Lúc bấy giờ, tuy chúng tôi làm việc 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhưng sau khi tan việc ngoài ăn cơm và đi ngủ ra, tất cả thời gian còn lại, chúng tôi giúp các thương, bệnh binh Việt Nam luyện tập hoặc giải trí để nhanh chóng hồi phục sức khỏe”.
Trong bộ phim tài liệu nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Bệnh viện Nam Khê Sơn có thông tin: năm 1968, đã có 278 bác sĩ và y tá được điều từ Bắc Kinh đến. Còn có khoảng 600 nhân viên hậu cần và các y, bác sĩ được điều đến từ ngay tại địa phương. Những ngày đầu hoạt động, Bệnh viện mới được xây xong, nhưng những bố trí ở bên trong vẫn chưa hoàn tất. Vì vậy hàng ngày, các y, bác sĩ vừa học tiếng Việt, vừa khuân vác đồ đạc phục vụ bệnh nhân Việt Nam.
Theo bà Trần Thị Xuân Oanh, Tổng Thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, với mục đích chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, sau một thời gian chuẩn bị (1966), khởi công (1967) và hoàn thành xây dựng (1968). Từ năm 1969 đến năm 1975, thông qua đầu mối phía Việt Nam là Bệnh viện E, Bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm trực thuộc Bộ Y tế Trung Quốc đã thực hiện việc điều trị cho các thương bệnh binh từ miền Nam Việt Nam và các cán bộ ở các địa phương của Việt Nam. Trong bảy năm, Bệnh viện đã chữa trị được 5.432 bệnh nhân. Trong đó, có hơn 2000 ca phẫu thuật và tiếp 780.000 ml máu cho các thương, bệnh binh Việt Nam.
Năm 1975, sau khi những bệnh nhân cuối cùng được đưa về Việt Nam, Bệnh viện được giao cho Sở Y tế Quảng Tây quản lý, đổi tên thành Bệnh viện Nam Khê Sơn Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây. Ghi nhận những đóng góp của Bệnh viện Nam Khê Sơn trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, năm 1974, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cho tập thể cán bộ, công nhân viên chức Bệnh viện. Sau này, Bệnh viện Nam Khê Sơn đã đón tiếp nhiều đoàn đại biểu các cấp, ngành của Việt Nam đến thăm.
Kỷ niệm 50 năm thành lập Bệnh viện Nam Khê Sơn Khu tự trị dân tộc Choang Vừa qua, tại Quế Lâm, Bệnh viện Nam Khê Sơn Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập. |
Đoàn nhân sỹ hữu nghị Trung Quốc thăm Việt Nam từ ngày 6/5 đến ngày 13/5 Nhận lời mời của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, từ ngày 6/5 - 13/5/2024, Đoàn nhân sỹ hữu nghị Trung Quốc đã đến Việt Nam, dự lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tham quan một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. |