Ươm những chồi xanh của tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia |
Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc |
Cô giáo Phương Anh và lớp học trực tuyến tiếng Việt. (Ảnh: NVCC) |
Tổ chức lớp học tiếng Việt là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa của cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc với mục đích giúp con em các gia đình đa văn hóa Việt-Hàn học tiếng mẹ đẻ và góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của đất nước.
Không chỉ ở thủ đô Seoul, mô hình lớp học này được nhân rộng thành công ở nhiều thành phố như Daejeon, Gwangju-Chonnam... Việc mở lớp học là mong mỏi của rất nhiều bà mẹ người Việt muốn con cái biết tiếng Việt để gắn chặt hơn tình mẫu tử, cũng như giúp con cái hiểu được văn hóa, đất nước Việt Nam.
Phụ trách lớp học thường là những sinh viên đang học tập tại các trường đại học Hàn Quốc ở các trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và những người Việt có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt lâu năm tại đây...
Đang học thạc sĩ ngành giáo dục tại Hàn Quốc, cô sinh viên năng động Phương Anh làm thêm một số các công việc về giảng dạy tiếng Hàn, dạy tiếng Việt và biên phiên dịch tự do.
Việc giảng dạy tiếng Việt đến với cô như một duyên lành. Ban đầu, bản thân cô không chủ ý hướng theo con đường dạy tiếng Việt nhưng nhờ sự tín nhiệm của những anh chị trong Ban chấp hành Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến khích, cô được giới thiệu vào dạy tiếng Việt cho các em nhỏ trong gia đình đa văn hóa.
Phương Anh chia sẻ: “Đây là công việc rất có ý nghĩa. Khi được đảm nhận nhận lớp học tiếng Việt này, tôi thấy các em rất ngoan, học rất chăm chỉ. Nhìn thấy các em như vậy, tôi càng có động lực tìm tòi để soạn ra những cái bài giảng thú vị hơn.
Bây giờ thì cứ hàng tuần, tôi lại có thêm niềm vui mới là gặp gỡ và dạy tiếng Việt cho các bạn”.
Với cô gái Việt Nam này, công việc giảng dạy không chỉ là niềm vui mà còn là niềm tự hào, giúp cho các bạn nhỏ giao tiếp được bằng tiếng Việt trong gia đình và xã hội. Xa hơn nữa là cô có thể góp phần cho sự phát triển và gắn kết quan hệ giữa hai nước.
Tuy nhiên, theo Phương Anh, đa số các em nhỏ trong gia đình đa văn hóa ở độ tuổi còn quá nhỏ để có thể nhận thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ và giữ gìn tiếng Việt. Đây là trọng trách và vai trò của người lớn, cần phải giúp các em có định hướng rõ về ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Từ những kinh nghiệm thực tế trong việc giảng dạy tại xứ sở kim chi, cô bộc bạch: “Dù ở Hàn Quốc đã có những lớp học tiếng Việt dành cho các em nhỏ, nhưng điều quan trọng là phụ huynh phải cùng đồng hành, hỗ trợ. Ví dụ, đốc thúc các bạn làm bài tập về nhà, khơi gợi để các bạn nói chuyện bằng tiếng Việt nhiều hơn...
Chúng ta cũng nên mở nhiều chương trình giao lưu tiếng Việt để các em có nhiều hứng khởi hơn trong việc học ngôn ngữ.
Cuối cùng, học đi đôi với thực hành, học mà chơi, chơi mà học, luôn tạo không khí thoải mái để các em nhỏ cảm thấy yêu tiếng Việt một cách chủ động chứ không phải là miễn cưỡng”.
Phương Anh cho rằng ngôn ngữ mẹ đẻ chính là cội nguồn, là tình yêu thương gắn kết của gia đình, dân tộc Việt Nam. Cô giáo trẻ gửi gắm niềm tin tiếng Việt có thể trở thành công cụ hữu ích cho con đường phát triển tương lai sự nghiệp của các em nhỏ trong các gia đình đa văn hóa Việt - Hàn sau này.
Cô giáo Kim Thoa (bên trái) tại lớp học tiếng Việt dành cho trẻ em gia đình đa văn hóa Việt-Hàn. (Ảnh: NVCC) |
Theo chồng sang Hàn Quốc từ năm 20 tuổi, đến nay Kim Thoa đã gắn bó với xứ sở kim chi được 19 năm.
Khoảng thời gian 10 năm đầu, cô quẩn quanh với công việc của người phụ nữ trong gia đình: sinh con, nuôi dạy con và làm việc nhà. Sau đó, khi bé lớn bắt đầu đi học mẫu giáo, cô mới có thời gian đi học tiếng Hàn và dần dần bén duyên với nghề dạy.
Đến nay, Kim Thoa dạy tiếng Việt cho sinh viên Đại học quốc gia Chungnam và học sinh các trường tiểu học ngoài giờ học chính thức được tám năm. Gần đây, cô tham gia giảng dạy ở lớp học tiếng Việt cho trẻ em gia đình đa văn hóa Hàn-Việt.
Thời gian đầu mới đến với nghề dạy học, cô dâu Việt gặp nhiều khó khăn như quên chữ Việt, viết sai chính tả vì sang Hàn Quốc ít dùng... nên mỗi lần lên lớp phải chuẩn bị thật kỹ, xem đi xem lại. Tuy nhiên, sự chăm chỉ của các trò đã trở thành động lực và niềm vui của cô mỗi ngày.
Mặt khác, bộ môn tiếng Việt ngày càng được coi trọng và được giảng dạy trong nhiều trường học tại Hàn Quốc. Các giáo viên như cô Thoa khi làm việc tại đây được nhà nước Hàn Quốc đầu tư trang thiết bị, trả lương nên họ có thể yên tâm công tác và tâm huyết với nghề.
Ươm mầm tiếng Việt cho con em gia đình Việt-Hàn. |
Với sự thành công của các lớp học tiếng Việt và sự nhiệt tình của các giáo viên như Phương Anh, Kim Thoa… thế hệ kiều bào thứ hai sẽ trở thành cầu nối, góp phần vào thúc đẩy quan hệ hai nước Việt - Hàn trong tương lai.
Tại Hàn Quốc, việc học và sử dụng thành thạo tiếng Anh là yếu tố thiết yếu để kiếm việc làm lương cao và cơ hội thăng tiến, nhưng vẫn có nhiều người đang theo học một ngôn ngữ ít phổ biến hơn như tiếng Việt.
Với kinh nghiệm hơn tám năm giảng dạy tại các công ty, trung tâm ngoại ngữ cho người nước ngoài và thế hệ con em gia đình Việt-Hàn, cô giáo Vũ Thị Thái Linh vui mừng nhận thấy nhu cầu học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt và người Hàn ngày càng cao.
Cô cho biết, đối tượng học được mở rộng từ lãnh đạo, nhân viên các công ty đến đầu tư ở Việt Nam đến sinh viên Hàn Quốc, con em gia đình đa văn hóa Việt-Hàn, trẻ em Hàn, phụ nữ kết hôn lưu trú...
Tại thành phố Daejeon, hiện có rất nhiều con em gia đình đa văn hóa không biết, biết ít hoặc không quan tâm đến văn hóa dân tộc Việt Nam, đặc biệt là tiếng Việt. Nguyên nhân một phần là các bậc làm cha, làm mẹ sinh sống và dùng ngôn ngữ Hàn như người bản địa, phần khác là vì công việc quá bận rộn nên họ không có thời gian dạy con.
Tuy nhiên, nếu tất cả con em gia đình đa văn hóa có thể sử dụng song song cả ngôn ngữ mẹ đẻ và sở tại thì các em sẽ dễ dàng hòa nhập hơn, cộng đồng người Việt sẽ vượt trội hơn hẳn so với các cộng đồng đa văn hóa khác.
Là một người mẹ có con mang hai dòng máu Việt-Hàn, chị Châu Thị Ngọc Mai đang sinh sống tại Daejeon thấu hiểu nỗi lòng của những người mẹ mong muốn con mình có thể nói được hai ngôn ngữ của cả ba và mẹ.
Chị tâm sự: “Dù sống tại Hàn Quốc, các con vẫn không quên ông bà ngoại và những người thân đang sống ở Việt Nam. Đó là quê hương của mẹ, là một phần dòng máu đang chảy trong người các con. Tôi chỉ mong được nghe các cháu có thể hỏi thăm, nói chuyện với ông bà ngoại, với những người bạn đồng hương bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.
Thời gian tới, theo kế hoạch, Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc sẽ mở thêm các lớp học tiếng Việt trên toàn quốc.
Dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và nguồn tài trợ từ các trung tâm gia đình đa văn hóa, các công ty ở Hàn Quốc, Hội tiếp tục phối hợp với Quỹ Phát triển châu Á để hỗ trợ các học sinh sau khi tốt nghiệp cấp ba, đào tạo tiếng Việt và cấp học bổng cho học sinh đi du học tại các trường đại học ở Việt Nam.
Hơn ai hết cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc mong muốn mô hình lớp học như vậy được nhân rộng để tất cả con em các gia đình đa văn hóa Hàn-Việt có cơ hội học ngôn ngữ mẹ đẻ.
Hành trình ươm mầm xanh hữu nghị Tròn 10 năm kể từ Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia phát động, đến nay chương trình "Ươm mầm hữu nghị" ngày càng phát triển sâu rộng, trở thành một điểm sáng trong hoạt động của Hội. Từ phong trào này, nhiều lưu học sinh Campuchia được các cựu chuyên gia, cựu quân nhân tình nguyện, đơn vị, tập thể... đỡ đầu, qua đó góp phần giữ gìn, củng cố, tăng cường tình hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia. |
10 năm Ươm mầm hữu nghị: Chương trình giàu tính nhân văn, có sức lan toả sâu rộng Trong khuôn khổ Chương trình Gặp gỡ hữu nghị và hợp tác nhân dân Việt Nam - Campuchia lần thứ V, ngày 6/11/2022, tại Bình Phước, Hội hữu nghị hai nước Việt Nam, Campuchia đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 chương trình Ươm mầm hữu nghị và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động giữa các tổ chức nhân dân. |