Thời sự - Chính trị

Bố nuôi em là lính Cụ Hồ

2024-12-20 19:16:09
GNI lan tỏa thông điệp “Hãy để trẻ em được là trẻ em”
Trong tháng 4/2022, tổ chức GNI đã trao tặng hơn 2.000 chiếc áo phông với thông điệp “Hãy để trẻ em được là trẻ em” tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả Dự án “Nuôi em Thanh Hóa”
Ngày 13/8, tại Trung tâm hội nghị huyện Lang Chánh, CLB Vì trẻ em vùng cao Thanh Hóa đã tổ chức lễ tổng kết Dự án “Nuôi em Thanh Hóa” năm học 2021-2022 và triển khai phương hướng, hoạt động trong năm học mới 2022-2023.

Một ngày tháng 6 vừa qua, tôi nhận được điện thoại của Trung úy Hồ Văn Thủ, đội Trưởng đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng La Lay (Đăk Rông, Quảng Trị). Anh hồ hởi: “Con gái Nghin thi đỗ tốt nghiệp cấp 2 rồi anh ạ. Tháng 9 cháu sẽ vào học cấp 3.” Cô con gái mà Thủ vừa nhắc đến là cháu Hồ Thị Nghin được đồn Biên phòng La Lay (huyện Đak rông, Quảng Trị) nhận làm con nuôi từ năm 2017. Trong chuyến đi công tác năm 2021 chúng tôi đã được đi cùng với các cán bộ chiến sĩ của Đồn thăm hỏi cháu.

Ước mơ dang dở

Trong chuyến công tác ấy tôi được nghe Nghin kể, bố Nghin là Hồ Thề, mẹ là Hồ Thị Thoa. Bố mẹ Nghin được 6 người con. Bố Nghin sức khỏe yếu, mẹ Nghin sinh nở nhiều lại trong điều kiện không đảm bảo nên bị hậu sản còn yếu hơn bố. Nghề chính của bố mẹ là trồng sắn. Đầu vụ thì làm đất, rồi cả năm chăm bón. Đến mùa bố mẹ Nghin mang gùi lên rẫy thu hoạch sắn. Mỗi gùi sắn người nào khỏe thì gùi đầy lên đến 50kg, nhưng bố mẹ Nghin sức yếu nên chỉ được 20 - 30kg. Cuộc sống vất vả quanh năm chỉ biết đến sắn với sắn. Bữa cơm cũng toàn sắn. Cơm chỉ có một ít ở đáy nồi dành cho 3 đứa trẻ bé nhất.

Thượng tá Nguyễn Xuân Linh, Chính trị viên đồn Biên phòng La Lay (Quảng Trị) thăm hỏi con nuôi Hồ Thị Nghin

Nghèo đói vất vả, người chị thứ 2 của Nghin ốm cũng không có đủ thuốc chữa nên mất khi còn nhỏ. Mấy chị em Nghin cứ thế lớn lên trong đói nghèo. Cũng vì không có tiền nên chị gái Nghin phải bỏ học nửa chừng đi lấy chồng. Lấy chồng xong lại cùng với nhà chồng quay về với nương sắn.

Năm 2017, Nghin học lớp 4 cũng là năm thời tiết khắc nghiệt. Đầu năm trời hạn nặng rồi sang mùa mưa lũ lớn lại về. Nương sắn chỉ thu hoạch chưa được 1/3. Biết là muốn thoát khỏi đói nghèo thì phải đi học nhưng lực bất tòng tâm. “Con đường” đến trường của Nghin và cả các em sắp sửa khép lại như người chị cả của mình.

Đồng hành cùng trẻ đến trường

Đúng lúc đó theo sự giới thiệu của cán bộ địa phương, Bộ đội biên phòng Việt Nam đã tìm đến nhà thăm hỏi đồng thời nhận đỡ đầu hỗ trợ cháu đến trường. Lần đầu tiên Nghin nhận được nhiều quà và quần áo sách vở đến thế. Cô bé ngơ ngác nhìn những chiến sĩ áo xanh, quân hàm cũng xanh, đem đến nhà mình nào mì tôm, bánh kẹo, chăn màn chống muỗi, quần áo, cặp sách...

Hàng tháng đồn biên phòng La Lay cử người đem theo nhu yếu phẩm và suất học bổng 500.000 đồng để Nghin ăn học.

Năm 2019, Nghin học lên cấp 2, học xa nhà, các chú ở đồn biên phòng lại mang đến cho Nghin chiếc xe đạp mới tinh để cô bé ngày ngày đến trường.

Trung úy Hồ Văn Thủ trao xe đạp cho con nuôi Hồ Thị Nghin

Cách vài tháng, Đồn lại thành lập đoàn công tác sang thăm hỏi, tặng quà và khám chữa bệnh cho dân bản La Lay A Sói. Lần nào bộ đội biên phòng cũng ưu ái đến riêng nhà thăm hỏi động viên cả nhà Nghin. Với riêng Nghin cán bộ chiến sĩ của Đồn thường hỏi thăm, động viên và kiểm tra sách vở, học tập,

Chiếc xe đạp cũng được mang ra lau rửa, tra dầu mỡ xiết chặt lại từng chiếc ốc, từng má phanh, cái đèn...

Đường đồi mùa mưa đất lầy bám như keo nên xe nhanh hỏng. Năm 2021 xe hỏng hẳn không sửa nổi, Đồn biên phòng mua một chiếc xe mới hiệu Asama. Chiếc xe đạp trở thành bạn đồng hành của Nghin để cháu đến trường. Rồi dịch bệnh Covid tràn đến. Đường biên giới phong tỏa, nội địa cũng hạn chế đi lại. Nhà Nghin đã khó khăn giờ lại càng khó khăn hơn. Cả nhà sống tạm bằng lúa và sắn tích sẵn. Nghin đi học, cứ mỗi lần dịch bùng phát, bản có F0 thì lại phải nghỉ.

“Nhiều học sinh của bản phải nghỉ học vì khó khăn, rất may Nghin được Bộ đội biên phòng Việt Nam hỗ trợ nên được đi học tiếp. Mình cũng muốn cháu Nghin học giỏi, thoát nghèo để làm gương cho các học sinh khác trong bản”, ông Bun Thân, Trưởng bản La Lay A Sói, cho biết.

Cửa khẩu cũng bị đóng, cán bộ chiến sĩ không sang thăm hỏi Nghin được đành phải gọi điện qua Trưởng bản Bun Thân. Số học bổng mỗi tháng cũng phải nhờ anh em trực ở cửa khẩu gửi qua lực lượng chức năng nước bạn.

Những thời điểm dịch bệnh khốc liệt, Đồn biên phòng phải chuyển khoản thông qua một công an viên nước bạn phụ trách địa bàn bản La Lay A Sói. Cách mấy tháng, Đồn gọi điện nhắn Trưởng bản Bun Thân đưa bé Nghin đến cửa khẩu. Chiến sĩ đồn La Lay đứng bên này cột mốc thăm hỏi động viên con gái nuôi. Hai bên vẫn phải giữ khoảng cách tối thiểu 5m.

Nhờ nỗ lực của Nghin và sự động viên cả vật chất lẫn tinh thần của Bộ đội biên phòng, cháu đã trở thành một trong những học sinh hiếm hoi của bản học hết cấp 2. Tháng 9, Nghin nộp hồ sơ học tiếp lên cấp 3.

Nói về ước mơ sau này, Nghin chia sẻ: “Các chú các bác bộ đội Biên phòng thường bảo con cố học để sau này làm phiên dịch viên tiếng Việt. Bộ đội biên phòng Việt Nam sẽ sang làm việc, hỗ trợ người dân Lào và rất cần những người trẻ như chúng cháu làm phiên dịch là cầu nối để người dân hai nước gần gũi hơn...”

Nhiều đơn vị cam kết đồng hành Chương trình "Mẹ đỡ đầu" nhằm hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do COVID-19
Ngày 12/11, Mạng lưới lãnh đạo nữ UVBCH TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Toà án Nhân dân tối cao tổ chức Lễ hưởng ứng Chương trình "Mẹ đỡ đầu" nhằm hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Chương trình "Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn biên phòng": "Ươm mầm" bền vững biên cương
Chương trình "Nâng bước em tới trường-Con nuôi đồn biên phòng" do Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) triển khai thực hiện đã tạo cơ hội cho hàng nghìn em học sinh nghèo nơi biên giới vươn lên học tập, rèn luyện tốt.
Top