Thư viện tài liệu

GS.TS Phan Văn Ngân - Người Việt duyên nợ với Nam Cực

2024-12-21 12:04:58
30.000 du học sinh Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại Hoa Kỳ
Ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn có buổi tiếp, làm việc với ngài Marc Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Việt Nam tích cực bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương
Việt Nam là một trong 15 quốc gia đi đầu trong Liên minh toàn cầu 8.7 nhằm xóa bỏ lao động trẻ em phù hợp với Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) 8.7.

GS.TS Phan Văn Ngân sinh năm 1936, tại Hải Dương. Năm 1958, khi đang học năm thứ nhất khoa Toán, Đại học Quốc gia TP. HCM, chàng trai trẻ Phan Văn Ngân giành được học bổng của chính phủ Nhật Bản và sang đất nước mặt trời mọc du học.

Sau khi lấy bằng tiến sĩ ngành Thủy sản tại Trường Đại học Tokyo và làm việc tại Nhật Bản một thời gian, năm 1974, Phan Văn Ngân được Hội đồng khoa học Tiểu bang São Paulo và Hội đồng Khoa học Liên bang của Brazil hỗ trợ tham gia nghiên cứu về cá tại Hải học viện thuộc Trường Đại học São Paulo.

Năm 1979, Phan Văn Ngân được phong hàm Giáo sư, làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên bậc cao học và tiến sĩ viết luận án về hoàn cảnh sinh lý học của sinh vật hải dương. Từ năm 1998, ông trở thành Giáo sư chủ nhiệm bộ môn.

GS.TS Phan Văn Ngân - chia sẻ tại buổi gặp mặt kiều bào tại chương trình Xuân Quê hương 2022.

Năm 1981, chính phủ Brazil quyết định gia nhập nhóm những nước nghiên cứu về đại lục Nam Cực thuộc Hiệp ước Nam Cực và bắt đầu việc nghiên cứu tại đại lục này. Trong đó, Hải học viện thuộc Trường Đại học São Paulo nơi GS.TS Phan Văn Ngân công tác được lựa chọn để thành lập Đoàn nghiên cứu Nam Cực nhằm thực hiện một số những nghiên cứu trong chương trình.

Đoàn gồm các giáo sư, chuyên gia về hải dương vật lý học, hải dương hóa học, hải dương sinh vật học, địa chất học, khí tượng học... của Trường Đại học São Paulo và những trường đại học khác của Brazil. Họ tích cực tham gia những chương trình nghiên cứu quốc tế và quốc gia tại vùng biển Bán đảo Nam Cực trên tàu nghiên cứu hải dương Prof. Besnard của Trường Đại học São Paulo. Hai lần GS.TS Phan Văn Ngân giữ trọng trách trưởng đoàn nghiên cứu.

Giáo sư Ngân chia sẻ: “Tất cả những nghiên cứu của đoàn đều được thực hiện ở biển vào mùa Hạ hay vào mùa Thu ở Nam bán cầu khi biển không có băng và thời tiết không khắc nghiệt. Khi cần phải làm việc vào mùa Đông ở biển, đoàn dùng tàu phá băng của các nước khác. Tôi tham gia hầu hết những chuyến đi nghiên cứu của đoàn và hai lần làm trưởng đoàn nghiên cứu”.

Sau khi đoàn nghiên cứu Nam Cực không còn hoạt động, GS.TS Phạm Văn Ngân tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy và hướng dẫn sinh viên viết luận án trong Chương trình nghiên cứu Nam Cực của Brazil, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Nam Cực của Brazil trên đảo King George vùng Bán đảo Nam Cực cho đến năm 2016.

Trong thời gian này, ngoài việc nghiên cứu, GS.TS Phạm Văn Ngân còn đại diện Brazil trong Ủy hội quốc tế bảo vệ tài nguyên sinh vật đại lục Nam Cực từ năm 1989-1998.

Giờ đây, GS.TS Phan Văn Ngân đã về hưu. Tuy nhiên, giáo sư vẫn tham gia những cuộc hội thảo hay thuyết trình về những vấn đề khoa học. Đặc biệt, ông thích đọc sách, báo chí khoa học và viết sách. Khi có thời gian rảnh, ông còn thích vào bếp làm món ăn Việt Nam.

GS.TS Phan Văn Ngân là một người tiêu biểu, tự hào trong cộng đồng người Việt tại Brazil.

GS.TS Phan Văn Ngân cho biết, cộng đồng người Việt ở Brazil có khoảng 200 người. Họ thành đạt chủ yếu nhờ nghề dệt may và sản xuất da giày. Trong hai năm vừa qua bà con gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, đặc biệt là các nhà hàng Việt Nam do không có khách du lịch. Tuy vậy, cộng đồng người Việt tại Brazil vẫn luôn đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau cùng vượt qua đại dịch.

Theo GS.TS Phan Văn Ngân, quan hệ thương mại hai nước Việt Nam - Brazil trong những năm qua phát triển nhanh và trên đường hướng thuận lợi cho Việt Nam. Tuy nhiên, theo GS.TS Phan Văn Ngân cần phải tăng cường quan hệ giao lưu giữa hai nước hơn nữa.

“Rất ít người Brazil biết về Việt Nam cũng như rất ít người Việt Nam biết về Brazil. Có một số người Brazil biết Việt Nam qua các tin tức về chiến tranh cũng như có một số người Việt Nam biết Brazil qua những thông tin về cầu thủ bóng đá”, ông chia sẻ.

Để mối quan hệ giữa Việt Nam và Brazil ngày càng phát triển, theo PGS.TS Phan Văn Ngân, cần tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch. Đây là những công cụ hữu hiệu để làm tăng tình hữu nghị quốc tế.

Kết nối doanh nghiệp Phần Lan đến nghiên cứu, đầu tư tại Gia Lai
Ngày 18/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Hồ Phước Thành có buổi tiếp, làm việc với ngài Keijo Norvanto - Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam.
JICA nghiên cứu mạng lưới giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Đoàn nghiên cứu của JICA (Nhật Bản) vừa có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP Cần Thơ liên quan đến công tác khảo sát, thu thập dữ liệu về mạng lưới giao thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Top