Thư viện tài liệu

Dạ hội “Từ Hà Nội đến Mát-xcơ-va” năm 2023: Lan toả tình yêu tiếng Nga

2024-12-20 19:07:04
Tiến sĩ giáo dục giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu đọc sách
Valentine là dịp bày tỏ tình yêu với người vợ có quê cách Việt Nam hơn 8.000 km

Phát biểu tại chương trình, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko khẳng định, Dạ hội “Từ Hà Nội đến Mát-xcơ-va” là chương trình ý nghĩa, góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu tiếng Nga tại Việt Nam. Đại sứ đánh giá cao vai trò của các giáo viên, giảng viên trong việc phổ biến tiếng Nga, văn học, lịch sử và văn hoá Nga tại Việt Nam.

Dạ hội đã mang tới cho khán giả không khí lễ hội đậm chất văn hoá hai dân tộc Việt Nam và Nga qua các tiết mục văn nghệ được dàn dựng công phu như điệu nhảy ngẫu hứng, nhảy “Thiếu nữ Nga”, điệu múa Kalinka, múa “Tát nước đầu đình”, đọc thơ “Quê hương” (sáng tác Đỗ Trung Quân), kịch “Ông lão đánh cá và con cá vàng”…

Học sinh Trường Nga thuộc ĐSQ Liên bang Nga tại Việt Nam biểu diễn "Điệu nhảy ngẫu hứng". Ảnh: Hoàng Yến

Cô Ngô Thị Minh Thu, Trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga, cho biết chương trình dạ hội thường niên “Từ Hà Nội đến Mát-xcơ-va” năm 2023 được tổ chức thành công sau 3 năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19. Chương trình nhận được sự quan tâm, hưởng ứng không chỉ của sinh viên trong Khoa mà còn từ nhiều đơn vị khác.

Trên sân khấu của chương trình Dạ hội có sự kết hợp của các dẫn chương trình là các sinh viên Việt Nam và Nga. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Đại sứ mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam tham dự chương trình. Điều đó cho thấy, chương trình ngày càng được biết tới rộng rãi cũng như tình hình dạy và học tiếng Nga đang ngày càng được quan tâm.

Cựu giảng viên Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội biểu diễn song ca "Chiến mã". Ảnh: Hoàng Yến

Khán giả Irina Kustova chia sẻ: “Tôi học tiếng Việt tại Đại học Ngôn ngữ Quốc gia Mát-xcơ-va. Hiện tại tôi đang thực tập tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga. Tôi mong rằng chương trình sẽ đưa văn hoá Nga tới gần hơn với các bạn trẻ Việt Nam”.

Cô Lưu Nam Hà, Đại diện Đại học tổng hợp liên bang Viễn Đông – Liên bang Nga (FEFU) tại Việt Nam, hy vọng thông qua Dạ hội, khán giả Việt Nam có thêm hiểu biết về văn hoá Nga, học sinh, sinh viên, học viên Việt Nam thêm hứng thú học tiếng Nga. Hàng năm, 20 - 30 sinh viên Việt Nam sang Nga học tập tại FEFU và 10 sinh viên FEFU học tập tại Đại học Quốc gia Hà Nội ngành Việt Nam học và Đông phương học.

Trong thời gian tới, Trung tâm công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo (AI Center) do FEFU và Đại học Quốc gia Hà Nội thành lập với sự tài trợ của Ngân hàng Sberbank (Nga) sẽ sớm đi vào hoạt động, góp phần củng cố quan hệ hợp tác giữa hai trường đại học, quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Cựu sinh viên Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Nữ Thu Hương biểu diễn ca khúc "Non nước hữu tình". Ảnh: Hoàng Yến

Dạ hội “Từ Hà Nội đến Mát-xcơ-va” là chương trình thường niên do Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga, Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức từ năm 2002. Chương trình là cầu nối gắn kết những người yêu ngôn ngữ, đất nước Nga không chỉ trong Khoa và các đơn vị đang giảng dạy Tiếng Nga tại Hà Nội và các địa phương lân cận, mà còn đông đảo những ai đã và đang gắn bó với tiếng Nga trên khắp cả nước, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Lễ hội truyền thống Đền A Sào năm 2023
Ngày 1/3, tại Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đình, Đền, Bến Tượng A Sào (xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), UBND huyện Quỳnh Phụ khai mạc Lễ hội truyền thống Đền A Sào năm 2023.
Hà Nội tuyên truyền hội nghị hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Pháp lần thứ 12
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã ban hành Công văn số 468/STTTT-BCXBTT về việc đề nghị phối hợp tuyên truyền Hội nghị hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Pháp lần thứ 12.

Top