Thư viện tài liệu

Đoàn Ủy ban Hòa bình Việt Nam dự Hội nghị Thế giới chống bom A và H năm 2015 tại Nhật Bản.

2024-12-20 19:59:13

Nhận lời mời của Hội đồng chống bom A và H Nhật Bản (GÉNUIKYO), đoàn đại biểu Ủy ban Hòa Bình Việt Nam, do Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Hòa bình Việt Nam, làm Trưởng đoàn, tham dự Hội nghị thế giới chống bom A và H tai Nhật Bản năm 2015, tổ chức tại 2 thành phố Hiroshima và Nigasaki từ ngày 31/7 đến 11/8/2015.

Hội nghị thế giới chống bom A và H tai Nhật Bản năm 2015 tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm ngày Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, với sự tham dự của 146 đại biểu từ 21 quốc gia, gồm 65 tổ chức quốc gia và 7 tổ chức quốc tế, khu vực, các tổ chức chính phủ và quốc tế, các phong trào hòa bình các nước. Đại diện các chính phủ có Đại sứ Cuba tại Nhật Bản, Đại sứ Venezuela tại Nhật Bản, Phó đại diên thường trực của Indonesia tại Liên hợp quốc và Đại diện cấp cao của Liên hợpquốc về giải trừ quân bị. Cuba cử ông Fernando Gonzalez Llor, Phó Chủ tịch Viện Cuba đoàn kết với các dân tộc (ICAP), một trong số năm anh hùng Cuba bị giam cầm tại Mỹ tham dự Hội nghị.

Hội nghị thế giới chống bom A và H tai Nhật Bản năm 2015.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng lãnh đạo các nước Lào, Áo, Ai len, Thụy Sỹ; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và hơn 200 thị trưởng các thành phố của Nhật Bản đã gửi thông điệp hòa bình đến Hội nghị.

Phát biểu trong phiên khai mạc toàn thể Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân trao tượng trưng bảng chữ ký phản đối vũ khi hạt nhân của nhân dân Việt Nam hưởng ứng lời kêu gọi của Hội đồng chống bom A và H của Nhật Bản (Việt Nam thu thập hơn 1,5 triệu chữ ký trong số hơn 6,3 triệu chữ ký được các tổ chức gởi về GENUIKYO), bạn đánh giá cao sự đóng góp tích cực của Việt Nam về hoạt động này.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phát biểu trong phiên khai mạc.

Tại Hội nghị, đông đảo các đại biểu quốc tế và Nhật Bản phát biểu bày tỏ tình đoàn kết, chia sẻ những nỗi đau của nạn nhân bom nguyên tử của Nhật Bản (hibakusha); vận động cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân và không sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích quân sự, phản đối chạy đua vũ trang và viêc duy trì, mở rộng các căn cứ quân sự. Một số đại biểu quan tâm đến vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, trong đó có Biển Đông, coi đó như một mối đe dọa đối với hòa bình, an ninh trên biển, các đại biểu kêu gọi các tranh chấp quốc tế cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Tham gia trong các hội thảo, diễn đàn, trao đổi nhóm, đoàn Việt Nam luôn bày tỏ tình đoàn kết và đồng cảm sâu sắc với tất cả nạn nhân của thảm họa năm 1945 ở Hiroshima và Nagasaki, Hibakusha; chia sẻ với bạn bè hậu quả của chiến tranh, đăc biệt là chất độc da cam/dio-xin do Mỹ sử dụng ở Việt Nam cách đây hơn 40 năm.

Đại diên của Việt Nam cũng tham gia Ban văn kiện của Hội nghị. Nội dung ủng hộ nạn nhân chất độc da cam đã được đưa vào tuyên bố cuối cùng và Hội nghị “nhất trí phản đối và yêu cầu loại bỏ tất cả các loại vũ khí hạt nhân, kêu gọi giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Ông Fernando Gonzalez Llor, Phó Chủ tịch ICAP, Cuba đươc Ban Tổ chức hội nghị mời làm diễn giả chính và chủ trì các phiên họp ở Hiroshima và Nagasaki. ông kêu gọi “giải trừ quân bị phải toàn diện, minh bạch, kiểm tra và không thể đảo ngược” và “Cuba cam kết loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân “.

Đoàn Việt Nam chụp hình lưu niệm cùng Hội Hiroshima-Việt Nam (HVA)

Bên cạnh chương trình Hội nghị, đoàn Việt Nam cũng đến thăm Hội Hiroshima-Việt Nam (HVA). Đoàn được Hội HVA, Hội Nhật-Việt và các bạn Nhật, sinh viên Việt Nam cùng dự tiếp, giao lưu thân mật, ấm áp nghĩa tình. Nhân dịp này, đại diện Tp Hồ Chí Minh đã trao tặng bộ tranh cổ động “Khát vọng Hòa bình” đến Ban Tổ chức Hôi nghị GENSUIKYO, Hội Hiroshima-Việt Nam và Bảo tàng Nagasaki.

Nguyễn Thị Mỹ Tiên (Ủy ban Hòa bình - Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM)

Top