Tăng cường hợp tác giáo dục, y tế, giao lưu nhân dân giữa Việt Nam với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) |
Sơn La cần đẩy mạnh giao lưu nhân dân và tăng cường kết nghĩa với các tỉnh nước bạn Lào |
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Hải Tiến) |
Đại diện chính quyền tỉnh Bolykhamxay của Lào cho biết, việc triển khai nội dung Biên bản ghi nhớ tại Hội nghị đại biểu lãnh đạo cấp cao 9 tỉnh thuộc 3 nước (Lào, Việt Nam và Thái Lan) đang sử dụng đường số 8 và đường số 12 được tổ chức tại tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam vào tháng 9/2019 (Hội nghị lần thứ 22), đã đạt kết quả trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi bật nhất là lĩnh vực giao thông vận tải.
Việc triển khai dự án xây dựng Cầu hữu nghị số 5 nối tỉnh Bolykhamxay, Lào và tỉnh Bueng Kan, Thái Lan đã hoàn thành 39%. Việc xây dựng cửa khẩu quốc tế nối với đường quốc lộ số 13 phía nam đến đường số 8 đi Việt Nam đã hoàn thành 55,7%.
Bên cạnh đó, phía Lào cũng đang tiếp tục theo dõi quá trình mở tuyến đường giao thông Bangkok-Nakhon Phanom-Thakhek-Hà Tĩnh có sử dụng đường số 8 và đường số 12.
Bộ Công chính và Vận tải Lào đang trong giai đoạn chuẩn bị để thông báo mời các đơn vị liên quan phía Thái Lan và Việt Nam đến tham dự hội nghị, nhằm thống nhất quy trình tổ chức thực hiện.
Về hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải, các tỉnh của Lào cũng thực hiện các dự án nâng cấp xây dựng các tuyến đường bê-tông, khu vực xuất-nhập tại cửa khẩu quốc tế Namphao (Lào) nối với tỉnh Nong Khai (Thái Lan); nâng cấp đường quốc lộ số 212 đi tỉnh Bueng Kan, Thái Lan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa.
Ngoài ra, tỉnh Bolykhamxay của Lào đang phối hợp tỉnh Hà Tĩnh chuẩn bị đề xuất lên hai Chính phủ xem xét dự án xây dựng tuyến đường kết nối giữa Cửa khẩu quốc tế Namphao (Lào) và Cầu Treo (Việt Nam) đoạn bên phía Lào, nhằm giải quyết vấn đề ùn ứ tại cửa khẩu.
Về phía Việt Nam, tỉnh Nghệ An cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện kế hoạch xây dựng đường cao tốc theo tuyến thủ đô Vientiane-Pakxan-Thanh Thủy-Hà Nội.
Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải Việt Nam đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu tính khả thi của dự án và tiếp tục phối hợp với phía Lào để nghiên cứu, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho dự án.
Tỉnh Nghệ An và tỉnh Bolykhamxay đã tổ chức hội nghị bàn bạc, đồng thời thành lập ủy ban hỗn hợp nhằm khảo sát các điểm nút giao thông ở biên giới để báo cáo Chính phủ hai nước.
Tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khammouane của Lào đã thống nhất cho phép mua bán trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu; cho phép phương tiện của hai tỉnh được vận tải hành khách, hàng hóa qua cửa khẩu tỉnh Quảng Bình.
Bên cạnh việc thúc đẩy thương mại với các tỉnh bên phía Lào, tỉnh Quảng Bình cũng đang mở rộng 4 tuyến đường vận tải hành khách giữa Lào-Việt Nam và đang tiếp tục đề xuất Chính phủ Việt Nam trao đổi với Chính phủ Lào và Chính phủ Thái Lan về việc bổ sung tuyến đường số 8 và đường số 12 vào Hiệp định GMS-CBTA, tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng.
Sáng kiến Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) được khởi xướng năm 1992 bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Các nước thành viên của tiểu vùng Mekong mở rộng gồm: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc (với 2 tỉnh đại diện là Vân Nam và Quảng Tây).
Hợp tác GMS nhằm mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các bên, đưa Tiểu vùng Mekong mở rộng, nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á.
Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam - Na Uy trong lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục, chuyển đổi năng lượng Sáng ngày 1/3/2023, tại Nhà khách Chính phủ, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Quốc Vụ khanh Ngoại giao Na Uy Erling Rimestad đã đồng chủ trì Tham vấn chính trị lần thứ 9 giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Na Uy nhằm trao đổi về hợp tác song phương cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. |
Việt Nam chủ trì hội thảo tăng cường hiểu biết và hợp tác giữa ASEAN với Ma-rốc và châu Phi Nhằm tăng cường hiểu biết và hợp tác giữa ASEAN với Ma-rốc và châu Phi, Ủy ban ASEAN tại Rabat, với vai trò Chủ tịch của Việt Nam, vừa phối hợp với Trường Đại học quản lý kinh tế Ma-rốc ESCA và Trung tâm Nghiên cứu Địa chiến lược ATLANTIS tổ chức Hội thảo "Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, mô hình hợp tác khu vực" tại thành phố Casablanca, Ma-rốc. |