Thảo luận các giải pháp hỗ trợ đối với làn sóng người di cư trở về do đại dịch COVID-19 Ngày 4/12 tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ ... |
Tăng cường hiệu quả công tác thực hiện nhiệm vụ kép trong công tác quản lý, bảo vệ tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia Sáng ngày 12/11/2020 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao – Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về phân giới cắm mốc biên ... |
Hoạt động này được thực hiện trong khuôn khổ dự án Nâng cao nhận thức và tiếng nói của cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới (viết tắt là dự án SUSO ), do Liên minh Châu Âu tài trợ.
Tại hội thảo, đại diện các cơ quan quản lí Nhà nước, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, các khách mời, và đặc biệt là những người đang trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới tại cộng đồng được chia sẻ về thực trạng cung cấp những dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới, thảo luận về những rào cản trong tiếp cận dịch vụ của người bị bạo lực và những giải pháp để cải thiện chất lượng dịch vụ.
Đại diện các nhóm phụ nữ tham gia dự án. |
Kết quả điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục thống kê thực hiện năm 2019 cho thấy, tình trạng bạo lực với phụ nữ vẫn được che giấu do định kiến giới còn khá phổ biến trong xã hội. Sự im lặng, kỳ thị của cộng đồng và “văn hóa đổ lỗi” là những rào cản khiến người bị bạo lực không dám lên tiếng và tìm kiếm sự giúp đỡ. Bạo lực đối với phụ nữ tạo ra những hậu quả nghiêm trọng cho phát triển kinh tế và sức khỏe thể chất, tinh thần phụ nữ.
“Bên cạnh việc thúc đẩy các dịch vụ chuyên nghiệp hỗ trợ người bị bạo lực, rất cần phải thể chế hóa và nâng cao chất lượng các các dịch vụ tại cộng đồng bao gồm nơi tạm lánh an toàn, đường dây nóng từ công an hỗ trợ kịp thời, cơ sở y tế áp đụng đúng hướng dẫn sàng lọc người bị bạo lực. Và quan trọng hơn tất cả đó là cần có một cơ chế phối hợp rõ ràng giữa các dịch vụ khác nhau ở cùng một cấp và giữa các cấp khác nhau” bà Lê Thị Hồng Giang, cố vấn về Giới của CARE International tại Việt Nam cho biết.
Thiết kế tiêu chuẩn dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới gồm: dịch vụ chăm sóc y tế, dịch vụ hành pháp và tư pháp và dịch vụ xã hội.
Tại Việt Nam, báo cáo nghiên cứu mới nhất mà CSAGA và CARE tiến hành cho thấy có sự hiện diện của các dịch vụ trợ giúp pháp lý, tư vấn Tâm lý và nhà tạm lánh hỗ trợ cho người bị bạo lực giới từ cấp trung ương tới xã/thôn. Tuy vậy, sự hiện diện của từng dịch vụ tại các cấp khác nhau với từng loại hình dịch vụ có sự khác biệt. Dịch vụ trợ giúp pháp lý hiện diện xuyên suốt từ trung ương tới địa phương nhưng nhà tạm lánh và dịch vụ tư vấn thì mới chỉ có ở trung ương và một số tỉnh.
Sự hiện diện chưa đồng đều của các loại hình dịch vụ đã là vấn đề, việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ đối với nạn nhân cũng còn nhiều hạn chế. Nhiều trường hợp người bị bạo lực giới không có khả năng tiếp cận các dịch vụ trợ giúp, đặc biệt là người bị bạo lực tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tỷ lệ người bị bạo lực tìm kiếm các biện pháp bảo vệ chính thức còn thấp, đặc biệt là nạn nhân bị quấy rối tình dục, bạo lực tình dục do tâm lý e ngại, xấu hổ.
Bà Khuất Thu Hồng, Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển xã hội phát biểu tại buổi hội thảo. |
Tại hội thảo, các chuyên gia, khách mời đã thảo luận về những rào cản khiến người bị bạo lực chưa tiếp cận dịch vụ, cũng như chia sẻ những kinh nghiệm trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ cho người bị bạo lực giới tại các vùng dân tộc thiểu số do dự án SUSO triển khai tại tỉnh Điện Biên từ năm 2018 đến nay.
“Trong quá trình hình thành và phát triển các dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới, sự tham gia tích cực và chủ động của các ban ngành liên quan cùng cộng đồng tại địa phương là vô cùng quan trọng để đảm bảo các dịch vụ được thân thiện, có chất lượng, được kết nối đồng bộ và bản thân người bị bạo lực cũng được trang bị các kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực để có thể chủ động chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết”, bà Nguyễn Thu Giang, Phó viện trưởng Viện LIGHT, một đối tác triển khai dự án SUSO cho biết.
Các vấn đề và giải pháp về mặt chính sách và phương hướng thực hành cung cấp dịch vụ cho người bị bạo lực một cách hiệu quả hơn đã được đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới và gia đình, các chuyên gia, các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực và đại diện phụ nữ DTTS trao đổi thẳng thắn và thống nhất để xây dựng nên những khuyến nghị chính sách trong thời gian tới.
Các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ 3 triệu USD cho đồng bào miền Trung bị thiên tai Đến nay, các tổ chức quốc tế, trong đó có UNDP, UNICEF và ADB đã hỗ trợ đồng bào miền Trung chịu thiệt hại do ... |
Cộng đồng người Việt Nam tại Lào chuyển 100 triệu kip về Việt Nam ủng hộ đồng bào miền Trung Ngày 23/10, tăng ni phật tử chùa Phật Tích Lào và Hội người Việt Nam tại thủ đô Vientiane đã gửi Đại sứ Nguyễn Bá ... |