Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ truyền thông mới trong thông tin đối ngoại |
Tiếp tục triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại Đại hội XIII |
Thông tin đối ngoại góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam
Trang thông tin điện tử và Bản tin hữu nghị là một trong những điểm nổi bật của công tác thông tin đối ngoại của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa trong những năm gần đây.
Theo ông Lê Trung Hưng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa, trang thông tin điện tử được Liên hiệp xây dựng từ năm 2014 với tên miền dndn.vn. Tại thời điểm đó, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Khánh Hòa là một trong những cơ quan tiên phong của tỉnh thiết lập trang thông tin điện tử.
Từ phiên bản kỹ thuật chỉ có tiếng Việt, qua quá trình hoạt động và nâng cấp, đến nay trang thông tin điện tử của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa có 6 thứ tiếng gồm: tiếng Anh, tiếng Campuchia, tiếng Lào, tiếng Nga, tiếng Trung và tiếng Việt, được dịch tự động một cách chính xác.
"Trung bình hàng quý, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa đăng tải từ 60-70 tin bài cho tất cả các chuyên mục. Nội dung phong phú, ngôn ngữ đa dạng, số lượng truy cập hàng ngày, tính đến cuối tháng 6/2023 có hơn 79.000 lượt", ông Lê Trung Hưng cho biết.
Giao diện trang thông tin điện tử Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa (Ảnh chụp màn hình). |
Bên cạnh trang thông tin điện tử, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa cho ra mắt Bản tin hữu nghị. Số đầu tiên của ấn phẩm được xuất bản vào năm 2016 với giấy trắng đen và các bài viết đưa tin ngắn gọn do kinh phí hạn hẹp.
Đến nay, các Bản tin đã được in trên nền giấy màu, đảm bảo chất lượng về hình ảnh tuyên truyền cũng như nâng cao chất lượng các bài viết mang tính phân tích, tổng hợp. Ngoài các bài biết với nội dung về hoạt động chuyên môn, Liên hiệp đi sâu khai thác thông tin của các tổ chức phi phính phủ nước ngoài, trung tâm văn hóa quốc tế, các cá nhân kiều bào, người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Khánh Hòa...
Ngoài các ấn phẩm thông tin đối ngoại nói trên, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa còn xuất bản kỷ yếu, tập san, trang thông tin, phóng sự tài liệu giới thiệu về các hoạt động đối ngoại nổi bật trong và ngoài tỉnh cũng như hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, các đơn vị thành viên.
Không chỉ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa, các tổ chức thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ở trung ương và địa phương đều xác định công tác thông tin đối ngoại là nội dung cần chú trọng trong hoạt động đối ngoại nhân dân.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức thành viên ở trung ương hiện có 5 cơ quan truyền thông chính là tạp chí Thời Đại (với trang Tiếng Việt và 5 trang ngoại ngữ tiếng Anh, Trung Quốc, Nga, Lào, Khmer); website vufo.org.vn, tạp chí Việt - Mỹ, tạp chí Bạch Dương, website của Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam, cùng với 58 phương tiện truyền thông của 38/52 Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương. Ông Phan Anh Sơn, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam |
Tại Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân năm 2023 diễn ra tại Bình Định vào tháng 7/2023, ông Phan Anh Sơn, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cho biết: Thông qua công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã góp phần giới thiệu, quảng bá tới nhân dân trong và ngoài nước hình ảnh đất nước, lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam và các địa phương trên cả nước; những thành tựu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế; chính sách đối ngoại, quan hệ của Việt Nam với các nước; về chủ quyền biển đảo, phân giới, cắm mốc, chính sách của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông; thực tế khách quan về tình hình thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam; cũng như những khó khăn, thách thức mà nhân dân Việt Nam đang phải đương đầu. Qua đó khuyến khích tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế dành cho Việt Nam.
"Hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có được là do đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo, đài ở trung ương và địa phương; khai thác được thế mạnh của các phương triện truyền thông của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (đặc biệt là 5 trang ngoại ngữ tiếng Anh, Trung Quốc, Nga, Lào, Khmer của Tạp chí Thời Đại) và các tổ chức thành viên ở trung ương và địa phương và những nỗ lực trong việc đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền", ông Phan Anh Sơn nói.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của công tác thông tin đối ngoại
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thống trong thời gian tới là: Đẩy mạnh, mở rộng các kênh thông tin tuyên truyền đối ngoại nhằm tăng cường sự hiểu biết của bạn bè quốc tế và đồng bào ta ở nước ngoài về đường lối, chính sách, quan điểm và lập trường của Việt Nam trong các vấn đề thế giới và khu vực; về đất nước, con người, lịch sử, văn hoá dân tộc, qua đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, và hợp tác đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thiết lập và triển khai cơ chế chia sẻ thông tin thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả giữa các cơ quan đối ngoại.
Phóng viên tạp chí Thời Đại tác nghiệp tại Đại hội lần thứ XXII Hội đồng Hoà bình thế giới diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11/2022 (Ảnh: Thu Hà). |
Để phát huy sức mạnh tổng hợp của công tác thông tin đối ngoại trong toàn hệ thống Liên hiệp, ông Trần Phú Cường, Trưởng ban Ban Thông tin đối ngoại (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) đề xuất cần đổi mới nội dung thông tin đối ngoại thông qua các hoạt động hòa bình, hữu nghị. Tăng cường đặt bài các nhân sĩ, chuyên gia nghiên cứu về những vấn đề dân chủ, nhân quyền, chủ quyền biển đảo, đặc biệt là các nhân sĩ, chuyên gia trong cơ quan thường trực và các tổ chức thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam để đăng tải trên các phương tiện truyền thông của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và gửi đăng trên một số Tạp chí chuyên ngành hoặc các báo, chí có nhu cầu.
Đổi mới phương thức thông tin đối ngoại, trong đó đẩy mạnh áp dụng các phương thức truyền thông hiện đại, tận dụng sức mạnh của môi trường kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội, với ưu thế nội dung ngắn gọn, sử dụng nhiều hiệu ứng hình ảnh, âm thanh hấp dẫn, đặc sắc, phong phú, phù hợp thị hiếu để tăng cường liều lượng, mở rộng đối tượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đưa thông điệp của Việt Nam lan tỏa tới ngày càng nhiều đối tượng hơn nữa trong cộng đồng quốc tế.
Phát huy hiệu quả Giải thưởng toàn quốc về công tác thông tin đối ngoại, khuyến khích yếu tố sáng tạo trong công tác thông tin đối ngoại thông qua việc tổ chức các cuộc thi, các giải thưởng thường niên có giá trị đối ngoại cao và có sự tham gia đông đảo của bạn bè quốc tế (thi ảnh, clip, thi hát tiếng Việt, vẽ tranh...).
Bồi dưỡng, cập nhật cho cán bộ đối ngoại kiến thức về thông tin đối ngoại, ngoại ngữ lồng ghép với đấu tranh về vấn đề dân chủ, nhân quyền, chủ quyền biển đảo, đồng thời tạo điều kiện về phân bổ và giải ngân kinh phí, bảo đảm kinh phí hoạt động và khuyến khích đội ngũ phóng viên và những người làm thông tin đối ngoại.
Theo ông Trần Phú Cường, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có kế hoạch hỗ trợ các tổ chức thành viên trong xây dựng, vận hành hiệu quả các phương tiện truyền thông. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới tạp chí, website của Liên hiệp Hữu nghị từ trung ương đến các tỉnh/thành phố để mạng lưới này ngày càng trở thành công cụ tuyên truyền đặc lực cho các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đất nước, con người, văn hóa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế; các hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Những bài học quý từ công tác thông tin đối ngoại trong đàm phán Hiệp định Paris về Việt Nam |
Báo chí tham gia hiệu quả, tích cực vào công tác đối ngoại nhân dân |