Thời sự - Chính trị

Sức sống mới ở chiến trường Khe Sanh xưa

2024-12-20 19:00:16
Trẻ em Quảng Trị tham gia xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh
Người tạo nên sức sống mới cho thổ cẩm dân tộc Dao
Đại tá Trần Đức Bình nhớ lại những ngày chiến đấu ở Khe Sanh (Ảnh: Amiad Horowitz),

Khe Sanh - ngày ấy và bây giờ

Tôi có dịp đi Khe Sanh và các vùng phụ cận của tỉnh Quảng Trị cùng Đại tá Trần Đức Bình vào một ngày đầu tháng 7. Hàng năm, cứ có dịp là Đại tá Bình lại về Khe Sanh thăm mộ của đồng đội đã hy sinh. Người cựu binh đã chia sẻ với tôi nhiều kỷ niệm thời chiến và nói rằng câu chuyện tự hào và đáng nhớ nhất là lần đơn vị của ông tìm được một người lính Mỹ bị thương lang thang trong rừng. Họ đã không bỏ mặc mà còn cho anh ấy uống sữa, thứ còn xa xỉ vào thời điểm đó, giúp người lính lấy lại sức.

Từ cuối tháng 1 cho đến đầu tháng 7 năm 1968, Khe Sanh trở thành nơi bị ném bom dày đặc nhất chưa từng thấy khi quân đội Hoa Kỳ lúc bấy giờ đã dùng mọi cách để ngăn chặn sự thất bại của “Phòng tuyến McNamara”.

Đại tá Bình giải thích rằng quân đội Việt Nam là những người lính kiêu hãnh, nhưng không bao giờ hiếu chiến. Tất cả những gì họ muốn là hòa bình, độc lập và làm sao cho đất nước được đi theo con đường chính trị và kinh tế của riêng mình mà không có sự can thiệp của nước ngoài.

Ngày nay, ông tự hào rằng Việt Nam là một quốc gia hòa bình và Quân đội Nhân dân Việt Nam ra sức giúp đỡ xây dựng đường xá, trồng trọt, tham gia cứu trợ thiên tai và điều phối trợ giúp y tế và hậu cần cho những người gặp khó khăn ở nước ngoài, chẳng hạn như các quốc gia ở Châu Phi. Có thể nói, Khe Sanh và Quảng Trị đã được trao cho một sức sống mới. Sau khi bị ném bom dữ dội và nhiễm chất độc màu da cam, khu vực này cuối cùng đã được xử lý và bắt đầu phát triển.

Khu mộ những chiến sĩ không tên đã hi sinh tại Khe Sanh (Ảnh: Amiad Horowitz).

Một trong những nơi đầu tiên chúng tôi đến thăm là trang trại cà phê có sản phẩm đã đoạt giải thưởng và hiện đang được xuất khẩu sang châu Âu. Các chủ trang trại cũng như nông dân nói về cà phê của họ bằng sự tự hào, nhiệt tình giải thích về địa hình đồi núi độc đáo xung quanh Khe Sanh ra sao, giúp cà phê của họ có những đặc điểm đặc biệt như thế nào. Họ hy vọng rằng khi giờ đây cái tên Khe Sanh sẽ không còn gắn với lịch sử khó khăn của nó mà là biểu trưng cho những con người và thiên nhiên tuyệt vời nơi đây.

Đặc sản cà phê của Khe Sanh (Ảnh: Amiad Horowitz)

Đây cũng là thông điệp mà ông Lê Quang Nhật, Phó Giám đốc Tập đoàn Sepon, một tập đoàn nông nghiệp có nhiều đóng góp lớn tại địa phương, đưa ra. Tập đoàn Sepon đã tập trung vào các sản phẩm như gạo, hạt tiêu đen, chè và tất nhiên là cà phê.

Ông Nhật dẫn chúng tôi ra cánh đồng lúa và nói rằng, cách đây không lâu, khu vực này vẫn còn bị nhiễm chất độc da cam và tàn tích khác của chiến tranh, đất đai vì thế trở nên cằn cỗi. Nhưng nhờ nỗ lực chung từ phía chính phủ Việt Nam, người dân địa phương Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp tư nhân, nơi đây đã có thể phát triển các sản phẩm chất lượng hàng đầu. Ông Nhật cho biết, hy vọng một ngày không xa Quảng Trị sẽ bắt đầu mang gạo xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

“Màu xanh đã về với Quảng Trị”

Trang trại gió Khe Sanh, một trong những trang trại lớn nhất ở Việt Nam (Ảnh: Amiad Horowitz).

Chúng tôi cũng đến thăm trang trại gió Khe Sanh, một trong những trang trại lớn nhất ở Việt Nam. Nơi đây có các tua-bin gió nặng nhất và cao nhất tại Việt Nam, được coi là một phần quan trọng trong tương lai năng lượng xanh của quốc gia. Được xây dựng trên địa điểm diễn ra một số trận giao tranh ác liệt nhất trong Trận chiến Khe Sanh, trang trại gió là một phép ẩn dụ cho thông điệp của Đại tá Bình rằng chúng ta luôn cần ghi nhớ và tôn trọng quá ký quá khứ luôn phải được ghi nhớ và tôn trọng và càng cần phải hành động vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Dù là một tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng Quảng Trị ngày nay có một tương lai đầy hứa hẹn và tươi sáng. Đó là một ví dụ tuyệt vời về cách con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam giúp cải thiện cuộc sống của người, ngay cả ở những vùng chưa phát triển nhất. Trong khi vẫn còn rất nhiều việc phải làm, sự lạc quan vẫn thể hiện trong tiếng nói của người dân Quảng Trị.

Tôi hỏi Đại tá Bình rằng: Theo ông, 10 hay 15 năm nữa Quảng Trị sẽ ra sao? Ông cho biết bản thân cũng không hình dung nổi nhưng chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển tích cực, bởi lẽ “màu xanh đã về với Quảng Trị” nên điều gì cũng có thể xảy ra.

Tác giả Amiad Horowitz, sinh năm 1984, quốc tịch Mỹ, là đảng viên của Đảng Cộng sản Mỹ. Ông đã có hơn 10 năm liên tục sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam.

Hiện nay, ông đảm nhận vị trí hiệu đính viên của Tạp chí Lý luận chính trị - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đồng thời là phóng viên của báo điện tử People's World - Đảng Cộng sản Mỹ.

Bia đá ghi khắc mối lương duyên Việt - Nhật
Học giả Italy tin tưởng vào tương lai bền vững của mối quan hệ với Việt Nam

Top