Thời sự - Chính trị

Ba người bạn Nhật Bản nặng lòng với Việt Nam

2024-12-20 19:45:50
Tết trung thu ấm áp của người Việt ở nước ngoài

Nhân dịp Tết trung thu cổ truyền, cộng đồng người Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới đã tổ chức nhiều hoạt động ý ...

Thúc đẩy hợp tác Việt - Nhật trong xu hướng công nghệ mới

Ngày 30/9, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức Xúc tiến thương mại ...

Ông Yasushi Ogura - người nặng lòng với văn hóa Việt Nam

Ông Yasushi Ogura chụp ảnh chung với gia đình du khách châu Âu tại quán cà phê Cực Bắc. (Ảnh: Yasushi Ogura)

Ông Yasushi Ogura đã đến thăm thú nhiều vùng miền của Việt Nam từ năm 1995, nhưng chỉ khi tới Hà Giang lần đầu vào năm 2002, ông mới như tìm thấy một phần mảnh ghép trong tâm hồn mình tại đó. Kể từ đó, năm nào ông cũng quay trở lại nơi đây.

Đặc biệt hơn, trong 3 năm qua, mỗi tháng ông lại dành khoảng 2 tuần lên các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc… để tiếp tục tìm hiểu, khám phá và quảng bá cho vẻ đẹp khó cưỡng từ con người, thiên nhiên đến văn hóa vô cùng độc đáo của vùng núi cực bắc này.

Năm 2015, ông Yasushi Ogura quyết định bỏ vốn 200 triệu đồng giúp một gia đình người Lô Lô mở quán Cà phê Cực Bắc ngay chính tại ngôi nhà của họ. Đặc biệt, đây là ngôi nhà cổ nhất của bản Lô Lô Chải có tuổi đời gần 200 năm.

Không gian, kiến trúc của quán được bài trí theo phong cách truyền thống của người Lô Lô với nhà trình tường bằng đất sét và đất thịt, mái lợp ngói máng. Quán cà phê Cực Bắc chính thức đi vào hoạt động vào tháng 8/2016 với khoảng 4 đến 5 chiếc bàn nhỏ xinh đặt ngoài sân. Mặc dù nằm ở vị trí heo hút nhưng hơn 4 năm qua, quán luôn là điểm dừng chân của cả du khách trong và ngoài nước khi đến Đồng Văn.

GS Takahashi Yoshiaki - Người thày giáo nặng lòng với Đà Nẵng

GS Takahashi Yoshiaki trao học bổng cho sinh viên nghèo hiếu học của Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng).

Mối lương duyên đưa GS Takahashi đến Đà Nẵng bắt nguồn từ chính người bạn là GS.TS Trần Văn Nam - Giám đốc Đại học Đà Nẵng. GS Nam cho biết cách đây 17 năm khi ông còn là giảng viên Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ông đã có may mắn gặp GS Takahashi trong những buổi sinh hoạt học thuật.

Khi GS Takahashi nghỉ hưu, rất nhiều trường ĐH ở Nhật muốn mời ông về giảng dạy với mức thu nhập rất cao. Tuy nhiên, ông đã chọn đến với Việt Nam. Từ năm 2013, sau khi về hưu, GS.TS Takahashi đã tình nguyện sang Việt Nam dạy và được Đại học Đà Nẵng mời về giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

Tại đây, Giáo sư đã tham gia giảng dạy cho sinh viên, thực hiện các buổi seminar học thuật với Khoa Thương mại, Khoa Quản trị kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của cán bộ giảng viên nhà trường.

Tháng 2/2017, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã tiếp nhận Qũy học bổng trị giá 1 tỷ đồng của GS. Yoshiaki Takahash, dành tặng cho những bạn sinh viên nghèo, vượt khó của nhà trường.

Để vinh danh những cống hiến của ông, Đại học Đà Nẵng đã bổ nhiệm chức danh Giáo sư danh dự cho GS. Yoshiaki Takahashi. Đây cũng là Giáo sư danh dự đầu tiên của Đại học Đà Nẵng.

Doanh nhân Furuya Yoshio - Cầu nối giao thương doanh nghiệp Nhật Bản với TP. Vinh

Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Nghệ An, cùng một số tình nguyện viên Nhật Bản và ông Furuya thăm trường học trên địa bàn thành phố Vinh. (Ảnh: Tư liệu Hội hữu nghị Việt Nam)

Ông Furuya Yoshio sinh năm 1938 tại tỉnh Nagasaki. Sau khi tốt nghiệp Đại học Aoyama Gakuin tại Tokyo, ông bắt đầu kinh doanh và phát triển ở lĩnh vực du lịch, kinh doanh taxi.

Ông Furuya Yoshio bén duyên với Việt Nam khi thành lập Công ty liên doanh Đông Đô Fujicab là công ty taxi có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, cũng là công ty taxi đầu tiên có vốn Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam những năm đầu đổi mới. Năm 2010, ông thành lập pháp nhân xã hội Hiệp hội Cầu nối giao thương và doanh nghiệp Nhật - Việt (Japan Vietnam Business Bridge) nhằm nỗ lực cống hiến cho sự hợp tác thiết thực về kinh tế thương mại, giao lưu văn hóa giữa 2 nước.

Năm 2010, lần đầu ông Furuya đặt chân đến Nghệ An và có cuộc tiếp xúc ban đầu với đại diện của Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị tỉnh Nghệ An, Hội Hữu nghị Việt - Nhật tỉnh Nghệ An. Ngay sau chuyến thăm đầu tiên ấy, trở về Nhật Bản với tư cách Chủ tịch Hiệp hội Cầu nối giao thương và doanh nghiệp Nhật - Việt (có khoảng gần 150 doanh nghiệp ở Nhật), ông đã vận động một số doanh nghiệp, nhà hảo tâm, nhà hoạt động xã hội ủng hộ một phần kinh phí để xây dựng khu tưởng niệm cụ Phan Bội Châu tại quê hương Nam Đàn.

Từ bén duyên với Nghệ An, năm 2010, ông Furuya viết thư tay gửi đồng chí Hồ Đức Phớc - Bí thư Tỉnh ủy đương nhiệm, trong thư ông bày tỏ mong muốn được tiếp cận với thành phố Vinh, đưa Hiệp hội Cầu nối giao thương và doanh nghiệp Nhật Bản gắn kết với thành phố Vinh để tìm hiểu, khảo sát cơ hội đầu tư.

Nhận được thiện chí của lãnh đạo tỉnh và thành phố Vinh, với vai trò như một nhà ngoại giao nhân dân, ông đã xâu nối để thành phố Vinh kết nối với các thành phố ở Nhật Bản: Thành phố Kasumigaura và thành phố Tsukuba (tỉnh Ibaraki). Nhiều đoàn lãnh đạo, doanh nghiệp của 2 thành phố Nhật Bản đã sang thăm thành phố Vinh và nhiều đoàn của Vinh đã sang thăm Nhật Bản. Năm 2011, đoàn Phòng Thương mại - Công nghiệp thành phố Tsukuba do ông Chủ tịch phòng làm trưởng đoàn đã sang thăm, làm việc tại thành phố Vinh.

Phía Nhật Bản đã khảo sát để đưa nông sản gừng, nghệ tươi từ Nghệ An xuất vào thị trường Nhật Bản; thị sát đầu tư nhà hàng ẩm thực Nhật; sản xuất mô tơ cửa cuốn; sản xuất lắp ráp xe máy điện; xử lý môi trường, nước điện giải thế hệ mới, xử lý rác thải phát điện; xây dựng Khu sinh thái và khai thác nước khoáng Giang Sơn, huyện Đô Lương; xây dựng Nhà máy xử lý rác thải tại xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc và dự án phối hợp với Trường Đại học Y khoa Vinh đào tạo, đưa điều dưỡng viên sang làm việc tại Nhật Bản.

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đường bay quốc tế đóng cửa, không có chuyến bay từ Nhật Bản sang Việt Nam để ông tiếp tục thực hiện nhiệm vụ “ngoại giao không chuyên”, cầu nối giao thương và doanh nghiệp Nhật - Việt mà ông xây dựng.

Đầu tháng 8 năm 2020, ông mất do bệnh hiểm nghèo đeo đẳng nhiều năm những người bạn của ông ở Vinh không khỏi thấy đột ngột và mất mát. Ông mất, Hội Hữu nghị Việt - Nhật tỉnh Nghệ An và thành phố Vinh mất đi một người bạn Nhật Bản luôn nặng lòng với tỉnh Nghệ An, với thành phố Vinh, một nơi mà ông yêu quý và đã dành công sức, thời gian và cả vật chất vun đắp cho tình hữu nghị và hợp tác giữa Nhật Bản với Nghệ An.

Đưa hơn 600 công dân Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn Quốc về nước an toàn

Ngay sau khi máy bay hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng và Nội Bài những người tham gia chuyến bay đã được ...

Trường Đại học Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho sinh viên Việt Nam

Những năm gần đây, nhiều trường đại học ở Nhật Bản đã tung ra nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút sinh viên nước ...

Top