Tin tức - sự kiện

Phố và câu chuyện bang giao

2024-12-20 20:11:33
"Câu chuyện Phương Đông" - giao thoa nghệ thuật sơn mài Việt Nam và Nhật Bản
Ngày 25/3, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam sẽ giới thiệu triển lãm 'Câu chuyện Phương Đông' về nghệ thuật sơn mài giữa Việt Nam và Nhật Bản của nghệ sĩ Triệu Khắc Tiến.
Thừa Thiên - Huế: đón khách du lịch quốc tế bằng các chuyến bay thuê nguyên chuyến
Ngày 15/2, thông tin từ Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, UBND tỉnh vừa thông qua kế hoạch tổ chức đón khách du lịch quốc tế bằng các chuyến bay thuê nguyên chuyến (charter) đến tỉnh này.

Mối tương tác với người ngoại quốc trong tiến trình hình thành phố thị xứ Quảng qua thời gian vẫn còn để lại dấu ấn đậm nét, góp phần gợi mở lối đi trong việc giao lưu, hợp tác toàn cầu.

Thương cảng Hội An từ lâu đã là nơi giao thoa nhiều nền văn hóa trên thế giới. Ảnh: H.S

Di sản để lại

“Thị dân” xứ Quảng tiếp xúc với người ngoại quốc từ rất sớm, dù không biết được thời điểm chính xác. Ở thời kỳ cận đại, không ít vùng đất ở nước ta vốn khép kín và dè dặt trước sự xuất hiện của người ngoại quốc, nhưng Hội An là một sự khác biệt. Ngay từ đầu thế kỷ 17, trong hồi ký “Xứ Đàng Trong năm 1621”, giáo sĩ Cristophoro Borri đã ghi chép lại mấy dòng cho thấy sự hiếu khách của người dân các cảng thị, đặc biệt là Hội An.

“…Họ dễ dàng cho người ngoại quốc vào hải cảng của họ và họ thích thú thấy người ta tới buôn bán trong lãnh thổ của họ, không những từ những nước và tỉnh lân cận mà từ cả những xứ rất xa. Về vấn đề này, họ không cần phải dùng mánh lới gì lớn, người ngoại quốc đủ bị quyến rũ bởi đất đai phì nhiêu và thèm muốn những của cải tràn đầy trong xứ họ…”.

Giao thương là mục đích chính để người ngoại quốc đến và gắn bó với xứ Đàng Trong, nhất là Hội An. Vô hình trung theo thời gian những hội quán của người Hoa hay phố người Nhật để lại trở thành di sản. Đây chính là những điểm nhấn lớn tạo nên bức tranh Hội An đa sắc màu cuốn hút du khách thập phương.

Ở khía cạnh khác, từ Francisco de Pina đến Alexandre de Rhodes đã cùng với “thị dân” ở dinh trấn Thanh Chiêm lưu dấu cột mốc đáng nhớ trong cả tiến trình phát triển của đất nước với bộ chữ Quốc ngữ.

Những giao thoa, va chạm ngôn ngữ trong không gian mở của Hội An - Thanh Chiêm như kiến tạo, thúc đẩy chuyển động nhanh hơn cho sự ra đời ấn tượng của một bộ chữ viết gần như khác biệt với hệ ngôn ngữ phổ thông lúc đó.

Xa hơn công dụng về mặt ngôn ngữ, bộ chữ Quốc ngữ dường như tác động đến mối giao hảo giữa thị dân và người ngoại quốc, trong đó có việc hình thành tư duy mới, năng động hơn để khát khao về sự hội nhập toàn cầu mà trong bối cảnh ngày nay, câu chuyện đó vẫn chưa cũ…

Và dáng dấp “đô thị ngoại giao”

Ngoài những vinh danh về điểm đến du lịch ấn tượng toàn cầu đã quá quen thuộc trong vài năm gần đây, sức hút về ngoại giao của Hội An được thể hiện rõ khi được “ưu ái” điểm tên trong những dự án phát triển đô thị bền vững tầm quốc tế.

Có thể kể đến dự án “Xây dựng khả năng phục hồi kinh tế đô thị trong và sau dịch Covid-19” do Ủy ban Kinh tế - xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (UNESCAP) tài trợ. Ở dự án này, Hội An là đô thị duy nhất của nước ta được UNESCAP lựa chọn hỗ trợ trong tổng số 15 thành phố trên thế giới tham gia dự án.

Chương trình “Những ngày văn hóa Hàn Quốc tại Hội An” năm 2021. Ảnh: H.S

Mới đây nhất, Hội An được chọn đề xuất xây dựng thành phố sáng tạo toàn cầu, dự kiến trên lĩnh vực thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian. Mạng lưới này hiện có 246 thành phố thành viên, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các thành phố được vinh danh quốc tế với việc lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị một cách bền vững.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP.Hội An cho hay: “Thành phố đề xuất tỉnh quan tâm xây dựng Hội An trở thành trung tâm đối ngoại bởi tất cả đoàn khách quốc tế, các nguyên thủ quốc gia khi đến Quảng Nam đều đến tham quan đô thị cổ Hội An và Hội An cũng kết nghĩa với rất nhiều thành phố trên thế giới”.

Với sự giao thoa mạnh mẽ văn hóa Á - Âu qua nhiều thế kỷ, những không gian văn hóa theo thời gian đã bồi lắng một cách tự nhiên và được sự đón nhận rộng rãi của cả cư dân bản địa lẫn du khách. Đó là “không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản” hay “Phố văn hóa Việt - Pháp”…

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh, trong việc định hình phát triển đô thị Hội An thì cần nghiên cứu xây dựng Hội An trở thành thành phố văn hóa, sinh thái và giao lưu quốc tế. Ba nội hàm này khi được triển khai bài bản sẽ làm toát lên sức mạnh đô thị của Hội An.

Không chỉ Hội An, Tam Kỳ cũng khá “có duyên” với việc giao lưu quốc tế, nhất là quan hệ hữu nghị nhiều dấu ấn với phía Hàn Quốc dù thời gian kết nối chưa lâu. Từ mối bang giao quốc tế này, Tam Kỳ đã tranh thủ xúc tiến được khá nhiều hợp tác, hỗ trợ về kinh tế - xã hội - văn hóa để thay đổi diện mạo đô thị.

Dư địa phát triển trong giao lưu với phía Hàn Quốc vẫn rất rộng mở, đơn cử như Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã hỗ trợ 9 triệu USD xây dựng đô thị thông minh và cam kết tiếp tục kêu gọi đầu tư giao thông vào Tam Kỳ.

Yêu cầu đáp ứng đủ nhu cầu rút tiền mặt, chuyển tiền dịp cuối năm và Tết 2022
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có công văn số 8751/NHNN-TT đề nghị các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các đơn vị thuộc NHNN đảm bảo trong thời gian quyết toán năm 2021 và Tết Nguyên đán năm 2022.
Chuyến thăm Thụy Sĩ và Liên bang Nga của Chủ tịch nước thành công tốt đẹp với nhiều kết quả cụ thể
Sau khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kết thúc chuyến thăm Thụy Sĩ và thăm chính thức Liên bang Nga, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng trả lời phỏng vấn về kết quả của chuyến thăm.

Top