Đại sứ New Zealand tại Việt Nam: Chiến dịch vaccine của Việt Nam rất tuyệt vời |
Đại sứ Hoa Kỳ Marc E.Knapper đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam |
Mới đây, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Tredene Dobson, cùng Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ công bố gói hỗ trợ trị giá 2 triệu đô la New Zealand từ Aotearoa New Zealand giúp Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Gói hỗ trợ này bao gồm 1 triệu đô la New Zealand dành cho hỗ trợ vật tư y tế được triển khai thông qua tổ chức UNICEF Việt Nam và 1 triệu đô la New Zealand trọng tâm vào phục hồi sinh kế cho cộng đồng yếu thế ở Việt Nam thông qua tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam và Oxfam tại Việt Nam.
Nhân dịp này, Tạp chí Thời Đại đã phỏng vấn Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, bà Tredene Dobson, về hợp tác Việt Nam - New Zealand trong việc phục hồi sau đại dịch.
Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Tredene Dobson tại sự kiện công bố gói hỗ trợ phục hồi sau đại dịch COVID-19. (Ảnh: ĐSQ New Zealand) |
Thưa Đại sứ, Việt Nam và New Zealand đã hợp tác như thế nào để hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng dễ bị tổn thương, vượt qua ảnh hưởng của đại dịch?
Trong hai năm qua, New Zealand và Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ để trao đổi kinh nghiệm trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19. Việt Nam và New Zealand đều trải qua những giai đoạn khá giống nhau khi đối phó với COVID-19: cùng thực hiện những phương pháp chống dịch như nhau, cùng mở cửa ở một thời điểm và cùng triển khai tiêm vắc xin cùng lúc.
Hai nước đã hợp tác trên nhiều phương diện. Cụ thể, trong việc hỗ trợ cộng đồng những người yếu thế, New Zealand đã tìm đến các đối tác địa phương để hợp tác để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bằng cách cung cấp hỗ trợ trực tiếp, bao gồm cả tài chính, hiện vật nhằm đảm bảo họ được chăm sóc sau khi chịu những tác động trực tiếp của đại dịch Covid-19.
Với dự án này, vì sao Đại sứ quán lựa chọn đối tượng nhận hỗ trợ là những cộng đồng dễ bị tổn thương?
Trong suốt đại dịch, chúng tôi nhận thấy có một số nhóm nhất định chịu ảnh hưởng nặng nề, tiêu cực hơn hẳn. Đó là phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu số - những đối tượng mà hai đối tác của Đại sứ quán trong dự án này là tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam và Oxfam tại Việt Nam, muốn hướng tới.
Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Tredene Dobson tại sự kiện công bố gói hỗ trợ phục hồi sau đại dịch COVID-19. (Ảnh: ĐSQ New Zealand) |
Đại sứ quán New Zealand và các đối tác Việt Nam đã phối hợp như thế nào để thực hiện dự án?
Chiến lược chung của Đại sứ quán là luôn tiếp tục phát triển mối quan hệ, đảm bảo xây dựng mối quan hệ đối tác thực chất. Gói hỗ trợ này là sự trao đổi hai chiều. Chúng tôi bắt đầu xây dựng gói hỗ trợ với việc trao đổi với chính phủ Việt Nam về cách Việt Nam muốn ứng phó với giai đoạn phục hồi sau COVID. Nhận thấy nhu cầu tiếp tục được hỗ trợ của các nhóm yếu thế tại Việt Nam, nhận thấy chúng ta vẫn đang phải tiếp tục ứng phó với những tác động của đại dịch, chúng tôi đã làm việc với chính phủ Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nhằm đảm bảo người dân nhận được đúng những gói hỗ trợ mà họ cần.
Hợp tác là mục tiêu quan trọng nhất của chúng tôi. New Zealand không muốn mang một mô hình, một cách tiếp cận chung đến áp đặt vào mọi quốc gia. Chúng tôi mong muốn những đóng góp, hỗ trợ mà New Zealand đang nỗ lực thực hiện tại Việt Nam phù hợp với mong muốn của chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao các đồng nghiệp tại Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và Văn phòng Thủ tướng Chính phủ vì đã chia sẻ cho chúng tôi biết những nhu cầu của người dân Việt Nam. Nhờ đó, chúng tôi có thể tạo ra một gói hỗ trợ phù hợp.
New Zealand hỗ trợ 2 triệu đô la giúp Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19 Ngày 11/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam đã công bố gói hỗ trợ trị giá 2 triệu đô la New Zealand từ Aotearoa New Zealand giúp Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19. |
New Zealand chính thức mở cửa biên giới cho du khách từ gần 60 quốc gia Sau 2 năm đóng cửa với thế giới để ngăn ngừa và đối phó với đại dịch COVID-19, New Zealand đã chính thức mở cửa trở lại biên giới cho du khách từ khoảng 60 quốc gia khác nhau, đánh dấu sự trở lại của một quốc gia du lịch trên bản đồ thế giới và hệ thống giao thương quốc tế. |