Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam với những đóng góp về đối ngoại nhân dân |
Đổi mới, phát huy vai trò đối ngoại nhân dân thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội |
Tháng 1 vừa qua, tại cuộc gặp gỡ hữu nghị "Hiệp định Paris 1973 - Ôn lại quá khứ, hướng tới tương lai", đại biểu Nancy Hollander (Hoa Kỳ) cảm thấy vinh dự khi là thành viên trẻ nhất có mặt trong cuộc gặp gỡ ngoại giao nhân dân đầu tiên giữa Việt Nam - Hoa Kỳ.
Bà Nguyễn Thị Bình gặp bà Nancy Hollander - thành viên trẻ nhất có mặt trong cuộc gặp gỡ ngoại giao nhân dân đầu tiên giữa Việt Nam - Hoa Kỳ năm 1965, tái ngộ tại Hà Nội ngày 7/3/2019. |
"Hiệp định hoà bình Paris 1973 có thể được coi là một chiến thắng đối với nữ giới, bởi trước đó, đối ngoại nhân dân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được bắt đầu từ phụ nữ. Tại cuộc gặp gỡ ngoại giao nhân dân đầu tiên giữa hai nước, các đại biểu đều là nữ,", bà Nancy chia sẻ.
Luật sư Nancy Hollander 1 trong 10 đại biểu phụ nữ Mỹ thuộc tổ chức “Phụ nữ Đấu tranh vì Hòa bình” (Women Strike for Peace-WSP) đã gặp gỡ Phái đoàn phụ nữ Việt Nam (gồm 8 thành viên đến từ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ở miền Bắc và 2 đại diện của Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng Miền Nam, trong đó có Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình) tại Jarkarta, Indonesia từ 13-16/7/1965. Được biết sau cuộc gặp gỡ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thường xuyên gửi thư và tài liệu tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ tại Việt Nam để phụ nữ Mỹ lấy làm tài liệu tổ chức hoạt động chống chiến tranh. Không chỉ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam mà cả các tổ chức khác như: Liên đoàn Thanh niên Việt Nam, Liên đoàn Sinh viên Quốc gia Việt Nam, Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam, Hội Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam, các cá nhân… cũng gửi thư, tài liệu tuyên truyền tới phụ nữ Mỹ (mà cụ thể là tới các thành viên phái đoàn phụ nữ Mỹ trong đó có bà Nancy). |
Bà Nancy cho biết, Hiệp định Paris không chỉ có ý nghĩa chấm dứt chiến tranh, lặp lại hoà bình ở Việt Nam mà còn có ảnh hưởng lớn đến cuộc đấu tranh hướng đến một xã hội, nơi con người yêu thương, nơi các quốc gia, các dân tộc hỗ trợ lẫn nhau.
Đối với bà, Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình là một chiến binh. Bà Nancy khẳng định, Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, với vai trò quan trọng của mình trong quá trình đàm phán hòa bình với phái đoàn Mỹ, đã trở thành một tấm gương về bản lĩnh, sự kiên cường và tài lãnh đạo của phụ nữ.
"Madam Bình có một sự nghiệp để đời, đấu tranh cho hòa bình của đất nước, của dân tộc. Đó là một tấm gương cho tất cả phụ nữ trên khắp thế giới, có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ hiện nay."
Trở lại Việt Năm nhân dịp kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định hòa bình Paris, bà Nancy đã gặp gỡ những nữ quân nhân Việt Nam thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan. Những đại diện phụ nữ Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho hoà bình trên thế giới ở xã hội hiện đại đã gây ấn tượng lớn với bà.
"Họ là minh chứng cho tầm quan trọng của sự hiện diện và đóng góp của phụ nữ trong việc truyền bá thông điệp hòa bình,", bà Nancy cho biết.
Hình ảnh nữ phát thanh viên Trịnh Thị Ngọ trên báo Mỹ (Nguồn: hanoimoi.com.vn) |
Là một phóng viên người nước ngoài đã sống và làm việc tại Việt Nam hơn bốn năm, anh Glen MacDonald (27 tuổi) cho biết người phụ nữ với biệt danh "Hanoi Hannah" đã trở thành một huyền thoại đối với nhiều cựu binh Mỹ từng chiến đấu tại Việt Nam. Glen biết đến "Hanoi Hannah" qua Internet và sách báo nhưng ông cảm nhận được sự kính nể mà cựu binh dành cho người phụ nữ Việt Nam với giọng Anh-Mỹ hoàn hảo đến ám ảnh.
Bà Trịnh Thị Ngọ, biệt danh "Thu Hương", "Hanoi Hannah", là nữ phát thanh viên tiếng Anh huyền thoại của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) từ năm 1955, khi mới 24 tuổi. Bà đảm nhận nhiệm vụ phát thanh viên của chương trình “Chuyện nhỏ với binh sĩ Mỹ”. Đây là chương trình trò chuyện với lính Mỹ trên sóng radio, giúp họ có cái nhìn đúng đắn về cuộc chiến tranh Mỹ tại Việt Nam. Ngày 30/4/1975, bà Ngọ là người được đọc trực tiếp bằng tiếng Anh, thông báo với thế giới sự kiện lịch sử của Việt Nam: “Sài Gòn đã được giải phóng, đất nước Việt Nam đã hoàn toàn độc lập thống nhất”. |
Trong một bài viết của mình trên Tạp chí Thời Đại về những tấm gương nữ lãnh đạo Việt Nam trong lịch sử đấu tranh vì hoà bình, độc lập của Tổ quốc, Glen trích lời của Nguyên thượng nghị sĩ Mỹ John McCain về giọng nói mê hoặc của bà Ngọ. Sức mạnh của giọng nói đó đã gửi những thông điệp hoà bình, nhân ái và làm họ dần nhận rõ bản chất phi nghĩa của cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam.
Đặc biệt, Glen cho biết nữ phát thanh viên người Việt đặc biệt ở chỗ, bà Ngọ luôn đề cập đến những vấn đề nổi cộm tồn tại trong xã hội Mỹ, như phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng. Qua đó, người phụ nữ Việt Nam đã tạo được sự đồng cảm với người lính, đặc biệt là người Mỹ gốc Phi.
"Trịnh Thị Ngọ là biểu tượng của vô số phụ nữ Việt Nam đã đóng góp trong cuộc đấu tranh lâu dài cho nền độc lập của Việt Nam,", Glen cho biết.
Phu nhân Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan tiếp nhận vai trò Chủ tịch Câu lạc bộ Nữ ngoại giao ASEAN |
Tạo cơ hội cho phụ nữ trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam |