Góp sức thúc đẩy tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân giữa Việt Nam với thế giới |
Hội Quốc tế ngữ thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VI |
Sự kiện thu hút sự tham gia của các nhà Quốc tế ngữ từ 8 quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Hungary, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam.
Hội thảo chung thanh niên quốc tế ngữ lần thứ 41 thu hút sự tham gia của các nhà Quốc tế ngữ từ 8 quốc gia. (Ảnh: Đinh Hòa) |
Phát biểu tại Hội thảo, bà Phạm Mai Lan, Ủy Viên Ban thường vụ Hội Quốc tế ngữ Việt Nam cho biết: Hội thảo chung thanh niên Quốc tế ngữ tiền thân là hội thảo giữa thanh niên 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Sau đó Việt Nam đã trở thành nước thứ 4 tham gia. Đến nay hội thảo đã thu hút sự tham gia của các nước châu Á khác và sự quan tâm hưởng ứng của các nhà quốc tế ngữ mọi độ tuổi.
Theo Bà Trần Thị Hoan – Chủ tịch VEJO, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi cuộc sống bình thường của nhân loại. Con người phải nhờ đến sự trợ giúp của công nghệ nhiều hơn do thiếu đi giao tiếp trực tiếp giữa người với người. Vì vậy, chủ đề được chọn của Hội thảo năm nay là "Những ảnh hưởng của sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đến cuộc sống" để các nhà Quốc tế ngữ trao đổi thông tin, thảo luận về những lĩnh vực có thể ảnh hưởng tới đời sống của con người trong tương lai.
Bà Trần Thị Hoan mong muốn sự kiện lần này có thể là cơ hội để công chúng Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn nữa với Quốc tế ngữ, khi đây được xem là ngôn ngữ có thể giúp con người trên toàn cầu xích lại gần nhau hơn.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về những chủ đề như: vai trò của thanh niên châu Á trong phát triển quốc tế ngữ; tương lai của hội thảo chung thanh niên Quốc tế ngữ; sử dụng công nghệ, ứng dụng trò chơi để học ngôn ngữ...
Phó Chủ tịch Tổ chức Thanh niên Quốc tế ngữ toàn cầu Ŝnehaĝa Venkatesh. (Ảnh: Đinh Hòa) |
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Tổ chức Thanh niên Quốc tế ngữ toàn cầu Ŝnehaĝa Venkatesh cho biết: Công nghệ đã giúp cho mọi người gắn kết với nhau trong các hoạt động trực tuyến. Nhờ đó các nhà quốc tế ngữ vẫn có thể thúc đẩy phát triển của phong trào, giúp nhau nâng cao trình độ và phổ biến tiếng Esperanto trên toàn cầu. Vì vậy bên cạnh việc phát triển các hoạt động trực tiếp, các nhà quốc tế cũng cần thúc đẩy các hoạt động trực tuyến, ứng dụng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ để tăng cường sự đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy sự phát triển của phong trào Quốc tế ngữ giữa các nước.
Sinh viên Việt Nam thích thú tham gia khóa học Esperanto đặc biệt với Nhà Quốc tế ngữ người Hungary Juliana Vas- Szegedi tại Hội thảo. (Ảnh: Ngọc Châu) |
Trong khuôn khổ chương trình hội thảo, ban tổ chức cũng sắp xếp một khóa học Esperanto đặc biệt với Nhà Quốc tế ngữ người Hungary Juliana Vas- Szegedi dành cho các bạn sinh viên Việt Nam. Tham gia khoá học, các bạn sinh viên được làm quen với các chữ cái, và một số ca khác phổ biến của ngôn ngữ Esperanto.
Ngày 26/7/1887, tại Ba Lan, bác sĩ Ludwik Lazarus Zamenhof đã công bố dự án về Quốc tế ngữ, hay còn gọi là "Esperanto". Điểm nổi bật của Quốc tế ngữ là dễ học, dễ tiếp thu, không có ngoại lệ trong ngữ pháp và từ vựng, không có những đặc điểm bất quy tắc. Trong hơn 100 năm qua, Quốc tế ngữ đã trở thành ngôn ngữ nhân tạo quốc tế phổ biến nhất thế giới. Theo một số nghiên cứu, có khoảng hơn 2 triệu người nói ngôn ngữ này trên toàn cầu. Quốc tế ngữ được sử dụng bởi UNESCO và các tổ chức quốc tế khác trong khuôn khổ Liên hợp quốc. Quốc tế ngữ Esperanto được xem là cầu nối của tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và không nhằm thay thế ngôn ngữ riêng của các quốc gia. Quốc tế ngữ đã xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ 20 và có đóng góp không nhỏ trong hoạt động tuyên truyền, tăng cường giao lưu văn hóa góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước. |
Quốc tế ngữ: Trao Kỷ niệm chương “Vì hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc” cho 5 cá nhân |
Hội Quốc tế ngữ TP Hà Nội: 25 năm một chặng đường |