Long trọng Lễ hội Văn hóa Việt Nam lần thứ 10 tại Hàn Quốc Ngày 4/9, Lễ hội Văn hóa Việt Nam lần thứ 10 đã được tổ chức trang trọng tại Quảng trường Gwanghwamun ở trung tâm thủ đô Seoul, Hàn Quốc. |
Việt Nam tham dự Hội nghị Ủy ban Quân y thế giới lần thứ 44 tại Brussels Hội nghị Ủy ban Quân y thế giới (ICMM) lần thứ 44 diễn ra tại thủ đô Brussels từ ngày 5-9/9 với sự tham dự của 61 phái đoàn quân y. |
Ông Lạc Ngọc Thành, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc và ông Miêu Khánh Vượng, Phó Chủ tịch Khu tự trị đã tham dự và phát biểu. Lãnh đạo Bộ Thông tin, Tuyên truyền một số nước ASEAN đã có các bài phát biểu qua video. Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh Đỗ Nam Trung và Tổng Lãnh sự các nước ASEAN tại Nam Ninh đã tham dự Lễ khai mạc.
Lễ khởi động Tuần lễ Nghe nhìn ASEAN - Trung Quốc lần thứ 4. |
Tuần lễ Nghe nhìn Trung Quốc - ASEAN năm nay có chủ đề “Kỷ nguyên mới, nghe - nhìn mới, cơ hội mới và tương lai mới”, lấy việc chung tay xây dựng, thực hiện RCEP và Cộng đồng Trung Quốc - ASEAN làm chủ đề chính để gắn kết chặt chẽ hơn nữa kết nối trong lĩnh vực truyền thông - nghe nhìn giữa Trung Quốc và ASEAN, đặt nền tảng dư luận vững chắc cho cho việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-ASEAN.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, các đại biểu cho rằng Trung Quốc và các nước ASEAN gần gũi về địa lý, kết nối về văn hóa và có quan hệ hữu nghị lâu đời. Sau ba năm tổ chức, Tuần lễ Nghe nhìn Trung Quốc - ASEAN đã dần trở thành một nền tảng hữu hiệu để kết nối, giao lưu học hỏi lẫn nhau trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và nghe nhìn của hai bên.
Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh Đỗ Nam Trung tham dự sự kiện. |
Các đại biểu khẳng định, thời gian qua, các nước ASEAN và Trung Quốc không ngừng làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ kết nối, giao lưu, học hỏi lẫn nhau trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân, văn hóa... Hợp tác truyền thông cũng liên tục được cải tiến và nâng cấp với những kết quả đáng khích lệ.
Sự kiện nhằm mục đích tận dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông ASEAN và Trung Quốc với công nghệ hiện đại để thúc đẩy hợp tác truyền thông và hỗ trợ phát triển kinh tế khu vực. Việc triển khai hợp tác truyền thông ASEAN-Trung Quốc đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như tăng cường hợp tác hữu nghị và tương tác giữa các cơ quan truyền thông các nước trong khu vực.
TLS Đỗ Nam Trung cùng Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình Trung Quốc Lạc Ngọc Thành và Phó Chủ tịch Quảng Tây Miêu Khánh Vượng |
Trong Tuần lễ Nghe nhìn sẽ diễn ra một loạt các hoạt động như Trại sáng tác thanh niên Trung Quốc - ASEAN lần thứ hai và Cuộc thi video ngắn chủ đề Hợp tác và hữu nghị Trung Quốc - ASEAN, Báo cáo 10 năm hợp tác truyền thông quốc tế nghe nhìn Trung Quốc-ASEAN cũng sẽ được phát hành nhằm tăng cường hơn nữa giao lưu hữu nghị, hợp tác thực chất giữa các bên.
Đại diện thanh niên Việt Nam và các nước ASEAN biểu diễn tại Lễ khai mạc. |
Tại Lễ khai mạc, đại diện thanh niên Việt Nam trong áo dài truyền thống đã cùng đại diện thanh niên các nước ASEAN trình diễn các tiết mục văn nghệ cùng với hình ảnh đặc sắc của các nước được trình chiếu trên các phương tiện truyền thông. Nhân dịp này, Đài truyền hình kỹ thuật số Việt Nam và Đài Phát thanh truyền hình Quảng Tây đã ký văn kiện hợp tác về trao đổi chương trình phim truyền hình giữa hai bên.
ASEAN là thị trường quốc tế lớn nhất cho các chương trình nghe nhìn của Trung Quốc và thị trường quốc tế lớn nhất cho các bộ phim truyền hình Trung Quốc. Kể từ năm 2012, tổng giá trị các chương trình của Trung Quốc xuất khẩu sang ASEAN đạt 89,0425 triệu đô la Mỹ, chiếm 13,13% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc. Tổng thời lượng là 56.100 giờ, chiếm 14,48% tổng thời lượng xuất khẩu chương trình của Trung Quốc. Các chương trình nghe nhìn của Trung Quốc đã được phủ sóng toàn bộ ở 10 nước ASEAN. Mặt khác, một số bộ phim và chương trình truyền hình đặc sắc của các nước ASEAN cũng đã vào Trung Quốc. Số liệu cho thấy sau năm 2018, hơn 50% phim truyền hình và điện ảnh do Trung Quốc nhập khẩu từ châu Á đến từ ASEAN. Trong đó, phim điện ảnh và phim truyền hình chiếm 89,66% tổng thời lượng các chương trình xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc. Từ năm 2012 đến năm 2021, nền tảng truyền thông mới đã giới thiệu tổng cộng 245 phim truyền hình ASEAN với 6268 tập, 98 phim điện ảnh, 3 phim hoạt hình với 94 tập. Tổng cộng có 3.116 tập gồm 90 chương trình nghe nhìn của ASEAN đã được các tổ chức phát thanh và truyền hình giới thiệu. Kể từ khi thành lập Tuần lễ nghe nhìn Trung Quốc-ASEAN, Trung Quốc và ASEAN đã cho thấy tiềm năng to lớn trong hợp tác truyền thông nghe nhìn. Theo thống kê, từ năm 2019, 10 nước ASEAN tham gia các hoạt động của Tuần lễ nghe nhìn và đạt được 18 thỏa thuận hợp tác, Trung Quốc có 12 tỉnh (thành phố) và 216 kênh truyền hình (nền tảng mạng) trong và ngoài nước tham gia triển lãm. |
Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ 10 chuẩn bị khai màn Ngày 4/9, Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc sẽ tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam lần thứ 10 (Vietfest Seoul 2022), nhằm hướng tới chào mừng 77 năm Ngày Quốc khánh Việt Nam (1945-2022) và kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Hàn (1992-2022). |
Hai bộ phim Việt Nam tham dự Liên hoan phim ASEAN+3 tại Praha "Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận" và "Cha cõng con" là hai bộ phim Việt Nam được trình chiếu tại Liên hoan phim ASEAN+3 năm nay. |