KINH TẾ - XÃ HỘI

Phạm Nguyễn Đăng Trình: Người Việt được Tổng thống Joe Biden tặng giải thưởng “Thành tựu trọn đời”

2024-12-21 11:50:30
Phối hợp thúc đẩy chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden trong năm 2022
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hà Kim Ngọc đề nghị Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman phối hợp thúc đẩy chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden trong năm 2022.
Một phụ nữ gốc Việt được Hàn Quốc trao giải thưởng danh giá nhất về các hoạt động thiện nguyện
Ngày 14/11, Chị Nguyễn Thị Tâm Tình - một người Việt Nam nhập tịch được chính quyền thành phố Seoul, Hàn Quốc - quyết định trao giải thưởng Daesang danh giá ghi nhận sự cống hiến trong các hoạt động thiện nguyện tại lễ trao giải lần thứ 34 năm 2022.

10 năm trao yêu thương trên đất Mỹ

Tháng 3/2023, Phạm Nguyễn Đăng Trình cùng với vợ là Gia Bảo đã được Tổng Thống Joe Biden trao tặng giải thưởng Thành tựu Trọn đời. Bạn có thể chia sẻ về niềm vui này với mọi người?

- Giải thưởng là một sự khích lệ lớn với gia đình chúng tôi. Qua đây, chúng tôi bày tỏ sự biết ơn đối với ba mẹ, người thân yêu, và những người đã âm thầm lặng lẽ đồng hành cùng chúng tôi trong đó có các nhà hảo tâm, các thiện nguyện viên và những ai đã luôn cho gia đình tôi sự động viên lúc khó khăn. Tôi tin rằng, giải thưởng là sự động viên để gia đình chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình mang tên “tình thương” và tiếp tực với nhiều cống hiến hơn nữa.

Giải thưởng President’s Lifetime Achievement Award (Thành tựu trọn đời) là giải thưởng cao quý do Tổng thống Hoa Kỳ trao tặng. Giải thưởng nhằm tôn vinh cho những cá nhân có đóng góp cho cộng đồng nước Mỹ. Những người được trao giải thưởng phải có tối thiểu là 4.000 giờ thực hiện các công việc tình nguyện phục vụ cho cộng đồng.

Bạn có thể chia sẻ cụ thể về 10 năm làm công tác xã hội tại Mỹ được không?

- Có thể kể đến các hoạt động như Nấu ăn tại nhà bếp tình thương (Someone Cares Soup Kitchen) cho người vô gia cư tại Quận Cam; hiến máu tại Hội chữ thập Đỏ tại Hoa Kỳ (American Red Cross) và Trung tâm Hiến máu Nhân đạo tại thành phố Wellington, New Zealand, Hỗ trợ cho những gia đình có thu nhập thấp khai thuế hằng năm tại Quận Cam, California (Volunteer Income Tax Assistance);Tình nguyện tham gia công tác bảo tồn công viên cây xanh tại OC Parks, Tustin; trực tiếp điều hành Hội từ thiện “Bàn tay nhân ái“ nhằm hỗ trợ cho những số phận không may mắn, cần sự chia sẻ ở Việt Nam.

Phạm Nguyễn Đăng Trình cùng vợ Gia Bảo được Tổng Thống Joe Biden trao tặng giải thưởng Thành tựu Trọn đời (Ảnh: NVCC).

Định nghĩa thành công của mỗi người và mỗi gia đình khác nhau. Đối với gia đình chúng tôi, định nghĩa thành công là việc mình có thể giúp được bao nhiêu mảnh đời kém may mắn.

Mục tiêu cá nhân của gia đình chúng tôi là có thể giúp ít nhất 1 triệu người trong đời sống này. Đây là mục tiêu chung của vợ chồng và các con từ nay mãi về sau. Đây cũng là một cách mà vợ chồng tôi mong muốn có thể truyền cảm hứng cho các con có thể tiếp tục sự nghiệp nhân đạo mà chúng tôi đã luôn ấp ủ. Tôi tin rằng: từ bi là lẽ sống, trí tuệ là sự nghiệp. Với tấm lòng vị tha, sự từ bi chúng ta sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Giải thưởng President’s Lifetime Achievement Award là giải thưởng dành cho những cá nhân có công đóng góp đáng kể cho cộng đồng nước Mỹ (Ảnh: NVCC).

Vậy động lực gì để hai vợ chồng phấn đấu giúp đỡ ít nhất 1 triệu người?

- Động lực lớn nhất với tôi để hoàn thành được tất cả công việc đó là nhờ quan niệm được sống bằng niềm đam mê và tri ân (tri ân đất nước, cha mẹ và những người đã giúp mình). Mỗi người đều có động lực riêng, với mình công tác xã hội và thiện nguyện là điều mình luôn thôi thúc và để sống tốt hơn.

Tôi sinh trưởng trong một gia đình nghèo tại ở TP.HCM, ba mẹ là người lao động phổ thông mưu sinh. Tôi vẫn nhớ những lời dạy của ba tôi về giá trị của đồng tiền chân chính làm ra từ mồ hôi nước mắt, giá trị đó sẽ mãi trường tồn theo năm tháng.

Những câu chuyện tuổi thơ và chứng kiến sự tần tảo của ba mẹ đã truyền cảm hứng và niềm động lực rất nhiều cho tôi khi ở xa xứ.

Đăng Trình cùng hội từ thiện xây nhà tình thương ở Mỹ (Ảnh: NVCC).

Hai chữ Việt Nam là điều tôi nhớ nhất

Việt Nam trong trái tim Đăng Trình có vị trí như thế nào? Đó có phải lý do mà Đăng Trình có nhiều hoạt động hướng về quê hương Việt Nam?

- Từ thời còn học ở Việt Nam, tôi nhớ như in lời dạy của thầy cô về câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và đạo lý ấy được lưu giữ và phát huy suốt theo chiều dài lịch sử của đất nước. Câu tục ngữ ẩn dụ cho sự biết ơn, nhớ về cội nguồn.

Tên gọi Đăng Trình cũng bắt nguồn từ những hoài bão ba mẹ gửi gắm từ ngày tôi chào đời. Khi sinh ra, tên tôi trong khai sinh là Trọng Nhân, nhưng rồi Ba Mẹ tôi đổi lại Đăng Trình sau này vì cái tên Đăng Trình mong mỏi ở nơi tôi sau này khi lớn lên có thể đi khắp năm châu bốn biển để học cái hay, cái tốt để về đóng góp đáp đền cho quê hương đất nước. Cái tên cũng như là một định mệnh đối với tôi. Sau này khi xa quê hương, tôi lúc nào cũng khắc ghi những hoài bão mà Ba Mẹ đã dành cho tôi.

Lớn lên trong bầu không khí thấm nhuần tinh thần nhớ ơn. Tôi vẫn luôn đã và đang hướng đến những đạo lí tốt đẹp như thế của dân tộc. Tôi tin rằng chính những truyền thống ấy sẽ giúp dân tộc ta ngày càng phát triển hơn.

Vì vậy, dù cho những giá trị của cuộc sống này có thay đổi theo thời gian thì câu tục ngữ ấy vẫn sẽ mãi còn vẹn nguyên sức nặng như thuở ban đầu. Các hoạt động và công tác xã hội của Hội từ thiện Bàn tay nhân ái đến nay đã vận động hơn 7 triệu USD gửi về Việt Nam để giúp những hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước.

Tặng máy lọc nước tại tỉnh Quảng Nam (Ảnh: NVCC).

Sống ở nước ngoài, Đăng Trình còn lưu luyến điều gì khi nhớ về Việt Nam?

- Tôi thật sự nhớ mọi thứ ở Việt Nam, từ người thân yêu, đến thầy cô, bạn bè. Tôi nhớ những con đường hàng cây và những nơi tôi đã đi qua. Hai chữ Việt Nam là điều tôi nhớ nhất vì đó là một phần trong máu huyết con người của tôi.

Điều tôi luôn mong muốn gìn giữ cho thế hệ sau khi sinh sống tại nước ngoài là tiếng Việt và tình yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn. Tiếng Việt đó chính là cầu nối cho con tôi gắn kết với quê hương mình. Việc gìn giữ tiếng Việt ở nơi xứ người rất khó khăn, và là điều băn khoăn thách thức lớn của rất nhiều kiều bào trên toàn thế giới.

Trân trọng cảm ơn bạn!

Phạm Nguyễn Đăng Trình được biết đến là đại diện của quận Cam (bang California, Mỹ) tham dự hội nghị thường niên năm 2014 của Hiệp hội Liên Hợp Quốc với sự tham dự của hơn 100 nghị sĩ Mỹ. Năm 2019, lập ra quỹ học bổng tại tổ chức United Nations Association mang tên “Reaching for the Sky”. Năm 2020, nhận bằng khen đóng góp cho xã hội của nghị sĩ Quốc hội Mỹ, Alan Lowenthal. Năm 2023, nhận bằng khen trong công tác nhân đạo từ nghị sĩ Quốc Hội Mỹ, nguyên cố vấn cựu tổng thống Trump, bà Michelle Steel.

Hiện tại Đăng Trình đang giữ một số vai trò như: President của Greenfield & Associates CPA; CEO của Kien Nam Group LLC, Skyland Capital Corporation; CEO của Hội từ thiện Bàn Tay Nhân Ái; Chủ tịch hội đồng thành viên của câu lạc bộ bóng bầu dục phi vụ lợi tại Mỹ- Bakersfield Hawk; Thành viên đồng sáng lập kiêm thư kí của Hội Doanh Nhân Việt Nam tại Mỹ (VENUSA)….

Top