Những bài học kinh nghiệm từ công tác giảm nghèo bền vững |
UNDP: Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam rất ấn tượng và được quốc tế công nhận |
Người dân Điện Biên chăm sóc đàn bò từ dự án “Ngân hàng bò”. |
Gia đình chị Lò Thị Tâm, bản Ta Lếch, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là một trong những hộ được hỗ trợ bò giống từ chương trình “Ngân hàng bò”. Chị Tâm cho biết: “Sau 1 năm chăm sóc, bò đã sinh sản và bê con được luân chuyển cho hộ khác, nhà tôi được giữ bò mẹ. Đến nay bò mẹ đẻ thêm được 8 con, gia đình tôi không chỉ thoát nghèo mà còn có tài sản lớn là đàn bò khỏe mạnh”.
Chương trình “Ngân hàng bò” được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp UBND huyện Điện Biên triển khai trên địa bàn với mục tiêu giúp những gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo thông qua hình thức hỗ trợ bò sinh sản. Mỗi hộ nghèo được tặng một con bò giống sinh sản, sau khi bò đẻ lứa đầu, hộ hưởng lợi tiếp tục chăm sóc bê con từ 6 đến 12 tháng tuổi, rồi chuyển giao bê con cho Hội Chữ thập đỏ để tiếp tục hỗ trợ cho hộ nghèo khác. Sau khi trao lứa bê đầu tiên, hộ hưởng lợi được hoàn toàn sở hữu bò mẹ.
Qua 10 năm triển khai thực hiện, mô hình “Ngân hàng bò” đã được nhân rộng, trao hi vọng cho các hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Đến nay, chương trình đã trao hàng trăm con bò giống cho người nghèo trên địa bàn huyện Điện Biên. Tính riêng tại xã Thanh Chăn, từ năm 2010 đến nay, chương trình đã hỗ trợ 50 con bò giống cho 50 hộ gia đình, đến nay đã luân chuyển được 56 con bê cho các hộ nghèo khác, giúp cho 85 hộ thoát nghèo.
Một trong những mô hình sinh kế khác có hiệu quả là mô hình trồng ngô lai trên địa bàn xã Thanh Xương huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên). Năm 2020, HTX Nông nghiệp Thanh Xương phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh xây dựng mô hình thí điểm trồng giống ngô lai DK 6919 trên diện tích hơn 5ha tại đội 5 và đội 6. Về năng suất giống ngô này đạt 68 tạ/ha, cao hơn giống ngô truyền thống từ 8 - 10 tạ/ha; mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn giống ngô đối chứng từ 4 - 5 triệu đồng/ha.
Trên đây chỉ là hai trong số nhiều chương trình lồng ghép phát triển sản xuất được Điện Biên triển khai tại các địa phương. Những mô hình này đã được triển khai nhân rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hộ nghèo huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) nhận chính sách hỗ trợ của Nhà nước. |
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Điện Biên giảm qua các năm: Từ 48,14% (đầu năm 2016) dự kiến đến cuối năm 2020 còn 30,67% (giảm 17,47%).
Ông Nguyễn Thanh Sơn, khẳng định: Công cuộc xóa đói giảm nghèo nói chung và giảm nghèo bền vững nói riêng được lòng dân đồng thuận, sức dân được phát huy, họ thực sự làm chủ làng bản quê hương mình, mọi việc đều được người dân vào cuộc, từ kế hoạch cho đến triển khai thực hiện. Mục tiêu của Chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững không gì khác nhằm tạo ra những hệ giá trị mới cho nông thôn, bền vững về kinh tế - văn hóa - xã hội, cuộc sống cộng đồng thôn bản an toàn và hạnh phúc. Người dân không chỉ thực hiện mà còn được bàn bạc, đóng góp công sức, tham gia kiểm tra, kiểm soát và cuối cùng chính họ là đối tượng thụ hưởng những gì mà Chương trình mang lại.
Các dự án, tiểu dự án phát triển sinh kế đã hỗ trợ 1.293 lượt hộ, cộng đồng dân cư khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng, trồng rừng sản xuất; hỗ trợ 1.483 lượt hộ khai hoang, phục hóa và tạo ruộng bậc thang; hỗ trợ 10.347 hộ tiền mua giống, phân bón chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao...
Ðối với Chương trình 135, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng mới 259 công trình; hỗ trợ 5.774 con trâu, bò cho hơn 8.000 hộ; 53.366 con gia cầm cho 692 hộ; hỗ trợ giống cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu, cây lâm nghiệp cho 771 hộ; hỗ trợ 1.035 máy móc, thiết bị; hỗ trợ 3 hợp tác xã liên kết tiêu thụ dứa, dong riềng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
Đổi thay từ chính sách dân tộc ở huyện nghèo vùng biên |
Vùng đặc biệt "5 không" ở Lào Cai thoát nghèo trở thành điểm sáng biên giới |